Dấu hiệu cho mẹ biết con muốn ăn dặm

Ăn dặm là một trong những cột mốc phát triển thú vị về thói quen ăn uống của trẻ trong năm đầu đời. Sẽ có một vài dấu hiệu giúp mẹ nhận biết được thời điểm thích hợp để đa dạng hóa thực đơn dinh dưỡng của con ngoài sữa. Nếu vẫn còn băn khoăn về các dấu hiệu bé muốn ăn dặm, mẹ nên tham khảo ngay bài viết dưới đây của chuyên gia Bibo Care nhé!

1. Dấu hiệu bé muốn ăn dặm truyền thống

Thời điểm để bé bắt đầu ăn dặm theo kiểu truyền thống là từ tháng thứ 6 trở đi. Mẹ có thể xem xét một số dấu hiệu sau:

  • Bé chảy nhiều dãi, có cử động nhai nhóp nhép; thường đưa lưỡi qua lại trong khoang miệng.
  • Lợi của bé bắt đầu nhú mầm răng.
  • Bé có thể tự ngồi vững hoặc ngồi vững khi được mẹ đỡ.
  • Bé tỏ ra vẫn đói sau cữ bú sữa mẹ: quấy khóc, ngủ không yên giấc, đòi bú đêm
  • Bé tỏ ra tò mò, hào hứng khi thấy bố mẹ ngồi ăn, nhìn chằm chằm khi người lớn ăn
  • Cân nặng của bé nặng gấp đôi lúc sinh và bé nặng ít nhất 5.9 kg
Dấu hiệu bé muốn ăn dặm truyền thống
Dấu hiệu cho thấy bé muốn ăn dặm kiểu truyền thống

2. Dấu hiệu bé muốn ăn dặm kiểu Nhật

Ăn dặm kiểu Nhật cho phép bé được làm quen với từng loại thức ăn từ loãng đến đặc. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, nếu bạn thấy những dấu hiệu dưới đây thì hãy bắt đầu cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật nhé!

  • Trẻ thích thú với bữa ăn người lớn. Khi người lớn ăn cơm, nếu trẻ há miệng và không ngừng cử động tay chân, với tay đòi ăn cùng.
  • Trẻ nhanh đói, đòi ăn dù chưa đến cữ ăn trong ngày.
  • Phản xạ bú của trẻ giảm đi. Nếu cho thìa vào miệng mà trẻ ít dùng lưỡi để mút thì cũng là một dấu hiệu.
  • Bé đã ngồi thẳng, vững vàng (có thể ngồi trong ghế ăn dặm).
  • Bé đã dần hình thành phản xạ nhai, nuốt.

3. Dấu hiệu bé muốn ăn dặm BLW

Khi bé được từ 6-7 tháng tuổi, nếu bé đã có thể ăn các loại thức ăn đặc; thì mẹ có thể cho bé bắt đầu thử sức với phương pháp BLW để con làm quen với thức ăn thô.

  • Bé có thể ngồi vững mà không cần hoặc cần ít sự trợ giúp của người lớn; có thể giữ thẳng đầu khi ngồi.
  • Bé đã nhú một vài chiếc răng. Khi bé gặm đồ chơi, bé có vẻ như đang nhai chúng.
  • Bé với tay chộp lấy đồ ăn và đưa vào miệng khá chính xác.

4. Những dấu hiệu không liên quan tới việc bé muốn ăn dặm

  • Tỉnh giấc đêm: Bé hay tỉnh giấc vào ban đêm là do lịch sinh hoạt chưa phù hợp chứ không phải dấu hiệu trẻ cần ăn dặm. Cha mẹ nên điều chỉnh lại lịch sinh hoạt hằng ngày của bé phù hợp với độ tuổi tương ứng.
  • Chậm tăng cân: Theo các nghiên cứu, sau 4 tháng tuổi tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm lại, đặc biệt là các bé bú mẹ nên đây không phải dấu hiệu ăn dặm.
  • Bé chăm chú nhìn cha mẹ ăn với tay ra đòi đồ ăn: Khoảng 4 tháng bé sẽ có 1 bước phát triển mới về nhận thức; trong đó có việc bé rất chăm chú quan sát các hoạt động của người khác chứ không phải bé đòi ăn. Đơn giản là bé bắt chước theo cha mẹ đang nói chuyện hoặc đang nhai thức ăn. Nếu đưa thức ăn cho con mà không thấy bé bỏ miệng nhai thì có thể bé chưa sẵn sàng ăn dặm đâu mẹ nhé!

Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục