Tại sao không nên cho con ăn dặm trước 6 tháng tuổi?

Nhắc đến ăn dặm, không ít mẹ thường nghĩ rằng cần tiến hành cho bé tập ăn càng sớm càng tốt; để cha mẹ “nhàn” về sau. Thế nhưng việc cho con ăn, thậm chí là bắt ép khi con chưa đến tuổi tập ăn có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vì vậy, xác định bé mấy tháng ăn dặm là điều hết sức quan trọng. Trong bài viết sau, chuyên gia Bibo Care sẽ đem tới cho mẹ những thông tin hữu ích về thời điểm nên cho bé ăn dặm. Mời mẹ đón đọc nhé!

1. Vì sao không nên cho bé ăn dặm quá sớm?

  • Theo các bác sĩ nhi khoa, hệ tiêu hóa của bé tính cho đến 4 tháng tuổi vẫn còn non nớt và chưa hoàn thiện. Do đó, bé chưa thể hấp thu được những thức ăn khó tiêu hoá hơn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Việc cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi dù là ăn bột hay nước cơm, nước cháo đều khiến bé dễ bị tiêu chảy, đi ngoài phân sống. 
  • Không những thế, hệ miễn dịch của bé cũng rất non yếu. Nếu cho các bé ăn dặm quá sớm thì nguy cơ bị nhiễm khuẩn và dị ứng sẽ cao hơn khi cho các bé bú sữa hoàn toàn trong thời gian này. Các thực phẩm bên ngoài cũng không chứa nhiều kháng thể tự nhiên như sữa mẹ.
  • Ăn dặm sớm còn tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Bởi bột ăn dặm chứa nhiều tinh bột, khiến bé dễ no, no lâu và dẫn tới bú ít đi; nhưng bột không thể đáp ứng nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sự phát triển của bé bằng sữa. Ăn bột nhiều từ sớm có thể khiến bé thoạt nhìn rất bụ bẫm; nhưng thực ra bé lại suy dinh dưỡng, còi xương do thiếu chất. Nhiều bé còn bị loạn chuyển hóa – tăng đào thải canxi ra nước tiểu, gây còi xương.
Bé ăn dặm khi nào?
Bé ăn dặm quá sớm sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa

 

2. Bé mấy tháng ăn dặm?

Theo tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa ra khuyến nghị về độ tuổi cho trẻ bắt đầu ăn dặm là khoảng 6 tháng tuổi. Trong suốt 12 tháng đầu đời, sữa là nguồn dinh dưỡng đầy đủ và hoàn hảo cho bé; trong đó 6 tháng đầu là cực kỳ quan trọng, bé cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Giai đoạn này, bé chỉ cần sữa mẹ là đã tiếp nhận đủ dinh dưỡng.

Thời gian bắt đầu cho bé ăn dặm là kể từ cuối tháng thứ 5, đầu tháng thứ 6 trở đi. Lúc này bé đang tập đi, lại bắt đầu mọc răng nên cần nhiều năng lượng để hoạt động; cơ thể mẹ cũng không còn sản xuất ra lượng sữa mẹ dồi dào, chất lượng bằng lúc mới sinh. Do đó, việc ăn bổ sung sẽ khiến bé thoải mái tiếp nhận. Mẹ nên bắt đầu cho con tập ăn bằng các loại bột sữa; trái cây, rau củ nghiền có vị ngọt trước để bé làm quen với thức ăn thô. Sau đó đến tháng thứ 8 trở đi, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn cháo ăn dặm.

Vì mỗi bé có một quá trình phát triển khác nhau nên mẹ đừng quá lo lắng mà cho bé ăn dặm sớm nhé. Hãy quan tâm tới nhu cầu của con để quá trình ăn dặm không biến thành một trận chiến! 

>>> Mẹ có thể tham khảo thêm một số dấu hiệu bé muốn ăn dặm tại đây.

Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *