Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục

Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất hay gặp. Tình trạng này có thể ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần biết rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý khi trẻ bị trào ngược dạ dày. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của BiBo Mart để có thêm thông tin về hiện tượng này nhé!

 

trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

1. Trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh là gì?

 

Trào ngược dạ dày là tình trạng trào ngược lượng axit có trong dạ dày lên thực quản. Đây là tình trạng có thể gặp ở cả trẻ sơ sinh và người lớn. Tình trạng này có thể là bệnh lý hoặc do sinh lý. Tuỳ vào mỗi loại sẽ có tác động đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ khác nhau.

 

1.1. Trào ngược sinh lý

 

trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày sinh lý

Mỗi ngày, trẻ dưới 6 tháng tuổi thường xảy ra tình trạng nôn, trớ sữa rất nhiều lần. Tuy nhiên bé lại hoạt động hoàn toàn bình thường, không sút cân, không bị thở khò khè. Đặc biệt nếu hiện tượng này không bị tái phát nhiều lần thì đây là trào ngược dạ dày do sinh lý. Hiện tượng này sẽ giảm dần và mất đi khi trẻ được 1 tuổi.

 

1.2. Trào ngược bệnh lý

Sau 1 tuổi, nếu trẻ vẫn còn trớ sữa, biếng ăn, suy dinh dưỡng, tăng cân chậm hoặc không tăng cân,…thì rất có thể là trẻ bị trào ngược dạ dày do bệnh lý. Đối với tình trạng này, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và có phương pháp chữa trị phù hợp.

 

2. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

 

Theo các bác sĩ, nguyên nhân trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh có rất nhiều. Trào ngược sinh lý và bệnh lý lại có những nguyên nhân khác nhau: 

 

2.1. Nguyên nhân trào ngược dạ dày sinh lý

 

trào ngược ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh hay bị trào ngược dạ dày vì hệ tiêu hoá chưa ổn định

– Hệ tiêu hoá chưa ổn định: Dạ dày và hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện. Hơn nữa dạ dày của trẻ lại gần lồng ngực hơn người lớn.

– Cơ thắt thực quản chưa hoàn thiện: Khi trẻ còn nhỏ, hoạt động cơ thắt thực quản chưa tối ưu như người lớn. Vậy nên trẻ rất hay gặp tình trạng trào ngược đồ ăn từ trong dạ dày lên thực quản.

– Thực phẩm tiêu thụ: Trẻ nhỏ chủ yếu sử dụng các thực phẩm lỏng mềm, dễ tiêu hóa như sữa, cháo, bột ăn dặm. Trong khi đó, thức ăn lỏng thường dễ gây trào ngược hơn thức ăn đặc.

– Sử dụng sữa ngoài: Trẻ nhỏ dễ xuất hiện tình trạng trào ngược dạ dày khi sử dụng sữa ngoài hơn so với bú sữa mẹ. Lý do là vì sữa ngoài tiêu hoá chậm hơn nên ở lại lâu hơn trong dạ dày trẻ.

– Tư thế cho bú: Nằm ngang là tư thế mà trẻ nhỏ thường được nhiều mẹ chọn khi cho con bú, nhất là vào ban đêm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì đây lại là tư thế sai. Bởi vì khi đó dạ dày sẽ nằm ngang, sữa khi đi xuống dạ dày sẽ dễ bị trào ngược lại lên miệng.

 

2.2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày bệnh lý

Trẻ có thể bị trào ngược dạ dày nếu trẻ có một số bệnh lý bẩm sinh như sa dạ dày ở cấp độ nặng, thoát vị cơ hoành…. Những bệnh lý này khiến cho cơ thắt thực quản dưới bị yếu đi. Chính vì thế mà thức ăn rất dễ trào ngược lên miệng. Ngoài ra, những trẻ bị các bệnh như bại não, hở van tim,.. cũng có nguy cơ bị trào ngược dạ dày rất cao.

 

3. Dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

 

dấu hiệu trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày

3.1. Dấu hiệu trào ngược dạ dày sinh lý ở trẻ

Trào ngược dạ dày sinh lý là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xảy ra khi thức ăn hoặc sữa trào ngược lên thực quản từ dạ dày. Tình trạng này thường xảy ra sau khi trẻ ăn, và thường tự hết khi trẻ lớn lên.

Dấu hiệu của trào ngược dạ dày sinh lý ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Trớ sữa sau khi ăn
  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Khóc thét sau khi ăn
  • Ngủ không ngon giấc
  • Nôn ói
  • Ho kéo dài
  • Khò khè

3.2. Dấu hiệu trào ngược dạ dày bệnh lý ở trẻ

Trào ngược dạ dày bệnh lý là tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, có thể gây ra các biến chứng cho sức khỏe của trẻ.

Dấu hiệu của trào ngược dạ dày bệnh lý ở trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Trớ sữa nhiều, có thể có cả thức ăn rắn
  • Bụng trẻ bị chướng, có dấu hiệu đầy hơi nghiêm trọng
  • Khóc thét dữ dội, không dỗ được
  • Trẻ ngủ không ngon giấc, quấy khóc suốt đêm
  • Nôn ói nhiều, nôn ra máu hoặc có chất nhầy
  • Ho kéo dài, khò khè
  • Trẻ biếng ăn, tăng cân rất chậm

4. Cách khắc phục chứng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Vậy làm cách nào để khắc phục được chứng trào ngược ở trẻ sơ sinh ? Ba mẹ có thể tham khảo cách sau của BiBo Mart nhé:

 

4.1. Đối với trào ngược sinh lý

Nếu trẻ chỉ bị trào ngược sinh lý thì mẹ yên tâm. Đây chỉ là hiện tượng sinh lý trong giai đoạn đầu đời của bé. Từ 1 tuổi trở đi, hiện tượng này sẽ ít đi và biến mất. Tuy nhiên, nếu bố mẹ lưu ý và biết chăm sóc đúng cách thì sẽ giảm được tối đa các triệu chứng cho con.

 

trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh
Đối với trào ngược sinh lý, mẹ cần chú ý cách cho con uống sữa
  • Với trẻ bú mẹ: Mẹ nên cho trẻ bú vú bên trái trước. Sau đó, mẹ chuyển sang vú bên phải. Lúc này dạ dày của bé đã chứa tương đối sữa, mẹ nên để bé nằm nghiêng bên trái. Sữa sẽ dễ dàng đi xuống hơn và không gây ra trào ngược dạ dày thực quản.
  • Với trẻ bú bình: Khi cho trẻ bú, hãy đặt bình sao cho đầu núm vú của bình luôn đầy sữa. Bố mẹ không nên cho bé bú lúc bé đang quấy khóc. Bởi vì bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày. Khi trẻ bú xong, nên bế trẻ lên theo tư thế thẳng trong 15 – 20 phút để trẻ tiêu hoá bớt lượng sữa mới bú. 

Để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh, ba mẹ nên chia nhỏ lượng sữa, thức ăn thành nhiều lần. Ngoài ra, bố mẹ có thể dùng gối chống trào ngược cho bé để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày sinh lý này.

 

gối chống trào ngược Bibo's
Gối chống trào ngược Bibo’s chấm bi

4.2. Đối với trào ngược bệnh lý

Khi các biện pháp trên không có tác dụng, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi để được chẩn đoán và tìm nguyên nhân ngay.

 

khám bác sĩ
Hãy đưa trẻ đến khám bác sỹ ngay nếu các biện pháp trên không có tác dụng

Một số loại thuốc hay được sử dụng như ranitidine (Zantac) hoặc omeprazole (Prilosec),.. Tác dụng chính của các loại thuốc này làm giảm lượng axit trong dạ dày của trẻ. Tuy nhiên, trường hợp sử dụng thuốc không có tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. 

Trên đây là những thông tin về hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Hy vọng qua bài viết trên, bố mẹ đã biết làm thế nào khi con mình bị trào ngược dạ dày. Nếu bố mẹ còn bất cứ băn khoăn gì hãy gửi ngay câu hỏi về cho BiBo Mart nhé!