7 dấu hiệu bé muốn ăn dặm mẹ nên biết

Ăn dặm là quá trình mà em bé nào cũng phải trải qua để hình thành các phản xạ tự nhiên với đồ ăn như nhai, nuốt,… Tuy nhiên, hầu hết các bà mẹ trẻ vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc trẻ nhỏ; do đó những thắc mắc xoay quanh việc ăn dặm vẫn cần được giải đáp. Trong bài viết sau, Bibo Mart sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi “Khi nào bé bắt đầu ăn dặm“, mời mẹ đón đọc!

1. Khi nào bé bắt đầu ăn dặm?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm là khi bé đã đủ 6 tháng tuổi, hoặc ít nhất đủ 5.5 tháng tuổi. Vì khi cho bé ăn dặm quá sớm từ khi 4 tháng tuổi thì bé dễ bị nôn trớ, đi ngoài phân sống, đau bụng…thậm chí có nguy cơ thiếu một số vi chất quan trọng do đường tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện đầy đủ… Tuy nhiên, khi trẻ được hơn 7 tháng tuổi mới ăn dặm thì trẻ thường bị rối loạn cấu trúc thức ăn, sinh ra biếng ăn, thiếu dưỡng chất cũng khiến trẻ bị suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên, vì mức độ phát triển của mỗi trẻ là khác nhau nên có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc bé đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa. Bên cạnh độ tuổi, mẹ cũng cần theo dõi cả tình trạng sức khỏe; cân nặng chiều cao; thói quen, sở thích ăn uống,… của bé.

2. Điểm qua 7 dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm

2.1. Bé đòi bú nhiều hơn

Thường thì khi đã đủ tuổi ăn dặm, nhu cầu về năng lượng của bé sẽ tăng lên rất nhiều. Vì đó cũng là thời điểm con học cách bò, cách đi. Mà sữa mẹ hay sữa công thức đều là chất lỏng, rất khó để làm bé no lâu. Nếu tần suất bé đòi bú ngày càng tăng lên thì chứng tỏ bé đang bị đói nhanh hơn; mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm thay thế để đáp ứng nhu cầu của con, giúp con chắc bụng.

2. Bé đã có thể ngồi vững

Khi bé ngồi vững, mẹ sẽ yên tâm hơn cho bé ăn dặm mà không phải quá lo lắng về nguy cơ nghẹn, hóc, sặc thức ăn khi cho bé ăn. Vậy, khi bé có thể ngồi vững mà không cần hoặc cần ít sự trợ giúp; thậm chí có thể giữ thẳng đầu trong thời gian dài thì chính là dấu hiệu bé muốn ăn dặm.

3. Đưa đồ vào miệng với thao tác chuẩn

Bé với tay chộp lấy đồ vật và đưa vào miệng chính xác, gọn gàng. Điều này đảm bảo bé chủ động muốn ăn đồ ăn; đồng thời cho thấy khớp tay, ngón tay của con đã đủ linh hoạt để tiếp xúc với thực phẩm; hạn chế tình trạng rơi vãi.

4. Bé có thái độ hợp tác khi mẹ đút thức ăn

Mẹ đưa thức ăn đến gần thì bé há miệng, sẵn sàng chờ đón với thái độ hợp tác. Cứ khi nào có cơ hội tiếp xúc với đồ ăn là dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm và muốn đưa bỏ vào miệng với sự hứng khởi.

5. Bé muốn đưa mọi thứ vào miệng để nếm thử

Khi muốn ăn dặm, bé có thể sẽ có dấu hiệu như gặm đồ chơi hay bất cứ đồ vật gì có trong tay. Bé có vẻ như đang “nhai” chúng. Hoặc, trẻ cũng có phản xạ nhai tóp tép, khi nhìn ai đó ăn.

6. Ban đêm, bé ngủ không yên, thường quấy khóc

Thường thì nhu cầu ăn đêm của bé chỉ kéo dài đến 3 tháng tuổi, sau đó thì trẻ hầu như không thức đêm, hay đòi ăn đêm. Nhưng đến tháng thứ 6, bỗng mẹ lại thấy thấy trẻ có biểu hiện trằn trọc, khó ngủ yên về đêm, mà lại đòi bú mẹ, thì sự thay đổi này cũng là một dấu hiệu mẹ cần để ý. Vì rất có thể ban ngày, bé ăn không đủ no nên ban đêm khó ngủ. Đây là dấu hiệu bé muốn ăn dặm.
tuy nhiên đây cũng không hẳn là một dấu hiệu điển hình nhất cho thấy bé đòi ăn dặm. Đôi khi việc không ngủ yên có thể là do bé bị đau ở đâu đó hoặc do bị giật mình. Mẹ cần quan sát biểu hiện của con; nếu bé khóc dai dẳng mà cũng không chịu bú thì có thể con đang gặp vấn đề khác.

7. Trẻ bắt đầu mọc răng

Khi răng mới nhú lên khỏi lợi, bé có thể khó chịu và ngứa răng. Do đó, con có xu hướng gặm cắn đồ chơi, góc chăn, khăn hay thậm chí là ti mẹ. Mẹ có thể cho con một miếng rau củ đã luộc mềm cho bé tập nhai.
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục