Mách mẹ chống muỗi cho bé đúng cách

chống muỗi cho bé

Muỗi là một trong những loài côn trùng gián tiếp gây ra các bệnh nguy hại cho con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Do đó, cách nào chống muỗi cho bé vừa an toàn vừa hiệu quả thường được nhiều mẹ tìm kiếm, quan tâm. Trong bài viết sau, Bibo Mart xin gợi ý các bậc cha mẹ cách phòng chống và xử lý khi bé bị muỗi đốt. Mời cha mẹ đón đọc ngay!

1. Các bệnh do muỗi đốt gây ra

Theo nghiên cứu, muỗi cái do cần lượng lớn protein để đẻ trứng nên hình thành tập tính hút máu người và động vật. Chúng nhạy cảm với mùi hương và nhiệt độ cơ thể người, do đó rất dễ dàng tiếp cận với cơ thể người bị đốt. Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu cho con người, muỗi còn là vật trung gian lây lan rất nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. 

Chống muỗi cho bé
Muỗi là trung gian lây truyền nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Tại Việt Nam, điều kiện khí hậu nóng ẩm rất lý tưởng để muỗi hình thành và phát triển. Những bệnh truyền nhiễm thông qua muỗi theo đó cũng bùng phát thành các ổ dịch nguy hiểm, điển hình như:

1.1. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi tác nhân là virus Dengue. Thông qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn), virus này có thể thâm nhập vào cơ thể con người khi bị muỗi đốt và gây ra các tính trạng như sốt cao liên tục, phát ban, chấm xuất huyết dưới da,…

Tại Việt Nam, các đợt dịch sốt xuất huyết thường bùng phát vào thời điểm giữa năm, từ tháng 6 đến tháng 10 thời tiết mưa ẩm.

>>> Xem thêm: Trẻ bị sốt xuất huyết, ba mẹ cần xử lý như thế nào?

1.2. Sốt rét

Sốt rét do ký sinh trùng đơn bào Plasmodium gây ra và lây truyền qua vectơ trung gian là muỗi Anophen. Loài muỗi này chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Khi mắc bệnh, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, rét run thành từng đợt; đồng thời có một số biểu hiện khác như suy hô hấp, khó thở, vã mồ hôi, đau bụng,….

chống muỗi cho bé
Sốt rét do muỗi Anophen gây ra

1.3. Viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản hay còn gọi là viêm não B, viêm não mùa hè, là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây nhiễm trùng nghiêm trọng hệ thần kinh trung ương của người mắc bệnh. Theo đó, loài Culex (muỗi ruộng) là tác nhân trung gian truyền virus từ các loài gia súc và chim sang người. Những triệu chứng của bệnh khá khó phân biệt như đau đầu, đau bụng. Ở trẻ nhỏ thì có thêm triệu chứng buồn nôn. Đến khi phát nặng sẽ khiến người bệnh mê sảng, mất ký ức và hôn mê sâu.

Ngoài ra, bị muỗi đốt còn có thể dẫn tới một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như sốt vàng da, nhiễm virus West Nile, sốt thung lũng Rift, bệnh Chikungunya,….

2. Phòng chống muỗi đốt bằng cách nào?

2.1. Cho bé mặc quần áo sáng màu, dài để che cơ thể

Màu đen là màu sắc thu hút muỗi. Để chống muỗi cho bé, các mẹ hãy cho bé mặc những bộ quần áo có màu sáng, với họa tiết đơn giản và dài che kín tay, chân khi đi ra ngoài chơi. Khi bé đi ngủ, mẹ có thể đeo găng tay, tất mỏng hoặc đắp chăn che kín cơ thể cho con để hạn chế muỗi đốt.

 

chống muỗi cho bé
Ba mẹ nên cho bé mặc quần áo dài và sáng màu

2.2. Để bé ngủ trong màn ngủ chống muỗi

Màn ngủ sẽ ngăn được muỗi đốt bé trong khi ngủ say. Nếu trong phòng ngủ của con không có khung hay móc treo màn, mẹ có thể tham khảo các loại màn chụp có khung sẵn. Lưu ý nên chọn loại màn được làm từ vải tuyn dày có kích thước lỗ nhỏ, mật độ lỗ dày để ngăn muỗi mà vẫn giúp bé cảm thấy thông thoáng khi ngủ.

 

màn chống muỗi cho bé
Màn chụp gấp gọn Rabi họa tiết nhí màu hồng

2.3. Bôi thuốc chống muỗi cho bé

Mẹ nên chọn những loại kem chống muỗi không có hóa chất gây hại cho da; chứa thêm tinh dầu như cam, chanh, sả để đuổi muỗi hiệu quả. Cứ cách 3 tiếng 1 lần là mẹ lại thoa kem lên người bé; tránh để kem dây vào mắt và miệng của con. Nên bôi thuốc chống muỗi trước khi tham gia các hoạt động ngoài trời hay trước khi đi ngủ để muỗi tránh xa cơ thể bé.

kem chống muỗi chicco
Kem chống muỗi Chicco Extra 100ml

2.4. Tắm cho bé thường xuyên

Mùi mồ hôi trên cơ thể người rất dễ thu hút loài muỗi. Vì thế, mỗi ngày, mẹ nên tắm cho bé thật sạch với sữa tắm gội để khử sạch mùi cơ thể. Sau khi tắm, mẹ cần thay cho con những bộ quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi như cotton, lanh để giữ cho cơ thể bé luôn được thơm tho và khô ráo, chống muỗi cho bé. 

 

cách chống muỗi cho bé
Mẹ nên tắm cho bé thật sạch mỗi ngày

>>> Xem thêm: Cách sử dụng kem chống hăm Bubchen cho bé đúng cách

2.5. Sử dụng tinh dầu chống muỗi

Với các mẹ có bé sơ sinh không muốn sử dụng xịt chống muỗi cho bé, dùng tinh dầu có thể là một lựa chọn phù hợp hơn. Loài muỗi đặc biệt không thích mùi hương của sả, bạc hà, vỏ quýt hay lá đinh hương. Do đó, mẹ có thể tìm mua hoặc tự làm các loại tinh dầu đuổi muỗi này cho bé.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể lấy vỏ quýt, lá bạc hà phơi khô, sau đó bỏ vào túi lưới và để ở các góc phòng hoặc những vị trí bé hay ngồi chơi. Cách làm này không chỉ khiến muỗi bay xa mà còn đem đến cho không gian trong nhà luôn dễ chịu, thoáng đãng.

tinh dầu chống muỗi cho bé
Mẹ có thể tham khảo sử dụng các loại tinh dầu chống muỗi cho bé

2.6. Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên

Không giữ gìn vệ sinh nhà cửa thường xuyên sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt lý tưởng cho muỗi sinh sôi, nảy nở. Do đó, việc lau chùi và dọn dẹp nhà cửa mỗi ngày là cần thiết. Mẹ nên thường xuyên khử khuẩn nhà ở, nhất là những nơi bé thường chơi. Tối đến, nên đóng cửa và kéo rèm để muỗi hay côn trùng từ bên ngoài không thể bay vào nhà. 

Mẹ cũng cần dọn sạch những khu vực tập trung nhiều muỗi như thùng rác, chum, vũng nước đọng, ao hồ, bụi cây rậm rạp quanh nhà,.. Nên xịt thuốc muỗi từ 2 lần/tuần để tiêu diệt muỗi trong nhà.

>>> Xem thêm: Kem chống nắng nào an toàn cho bé

3. Cách xử lý khi trẻ bị muỗi đốt

3.1. Chườm lạnh làm tan vết muỗi đốt trên da bé

Khi muỗi đốt, nước bọt của muỗi chứa enzym kháng đông và truyền vào cơ thể người theo vòi hút. Cơ thể chúng ta sẽ sản sinh histamin để phản ứng lại, gây ra cảm giác ngứa ngáy và các nốt sưng phù màu đỏ tại vùng da bị muỗi đốt. Đối với trẻ nhỏ, các nốt sưng này càng lớn và ngứa hơn do da bé còn non nớt, nhạy cảm.

Để làm dịu da, cha mẹ có thể bọc một viên đá lạnh trong khăn xô và chườm nhẹ lên vùng da bị tổn thương. Tuyệt đối không trực tiếp đè đá lạnh lên vết ngứa để tránh làm con bị bỏng lạnh.

3.2. Dùng kem bôi ngoài da cho bé

Nhiều loại kem bôi  ngày nay được sản xuất dành riêng cho bé để chữa các vết cắn do muỗi và côn trùng gây ra. Nên chọn những loại kem bôi có thành phần tự nhiên giúp làm lành vết thương, ngăn khả năng nhiễm trùng và hỗ trợ đuổi muỗi hiệu quả.

kem bôi dịu da cho bé
Kem bôi dịu da cho bé Kutieskin

3.3. Đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu có những biểu hiện bất thường

Các bệnh truyền nhiễm qua muỗi đều không có nhiều biểu hiện đặc trưng, dễ làm cha mẹ chủ quan và nghĩ rằng con chỉ mắc bệnh vặt thông thường. Điều này hết sức nguy hiểm vì bệnh có thể chuyển biến nặng đột ngột, gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng của bé.

Đối với các trường hợp trẻ bị muỗi đốt xong và có những biểu hiện bất thường trong vài ngày sau đó như sốt cao, sốt liên tục, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… thì cha mẹ nên đưa con đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

chống muỗi cho bé
Đưa trẻ đi khám ngay nếu có những biểu hiện bất thường sau khi bị muỗi đốt

Trên đây là một số lời khuyên mà Bibo Mart gửi đến mẹ để phòng chống muỗi và xử lý khi muỗi đốt bé yêu. Mẹ có thể tham khảo một số loại vật dụng hỗ trợ chống muỗi cho bé như màn chụp, tinh dầu chống muỗi, kem dưỡng da,… cho bé chính hãng tại hệ thống siêu thị mẹ và bé Bibo Mart trên toàn quốc. Đồng thời, mẹ có thể mua hàng thông qua website hoặc app Bibo Mart đã có mặt trên cả 2 hệ điều hành iOsAndroid với vô vàn ưu đãi và phần quà hấp dẫn khác!

Chỉ mục