Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh

Mang thai là một hành trình thiêng liêng và hạnh phúc nhưng tiềm ẩn những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ lẫn bé, trong đó có tiểu đường thai kỳ. Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng chế độ ăn uống và sinh hoạt đúng sẽ giúp giảm thiểu mắc bệnh. Cha mẹ hãy cùng chuyên gia và các bác sĩ BiboCare tìm hiểu rõ hơn nhé!

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ, hay đái tháo đường thai kỳ, là hiện tượng lượng đường trong máu lúc mang thai tăng cao hơn so với người bình thường, nhưng thấp hơn mức của người bị đái tháo đường. Các mẹ bầu nên làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết theo chỉ định của bác sĩ sản khoa để xác định xem có bị tiểu đường thai kỳ hay không.

 

2. Nguyên nhân mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ

Khi mang thai có sự thay đổi nội tiết để cơ thể mẹ giảm sử dụng đường trong máu sau ăn (hay còn gọi là đề kháng) và tăng cung cấp đường cho sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ không đủ khả năng điều chỉnh lập lại cân bằng có thể dẫn đến đái tháo đường thai kỳ.

 

Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Mẹ thừa cân, béo phì trước khi mang thai.
  • Mẹ tăng cân rất nhanh trong thai kì.
  • Tiền sử gia đình có người mắc đái tháo đường
  • Bản thân mẹ lần mang thai trước bị đái tháo đường thai kỳ
  • Đã từng sinh con ≥ 4kg
  • Tiền sử thai lưu không rõ nguyên nhân
  • Buồng trứng đa nang,…

3. Triệu chứng của tiểu đường thai kỳ

Triệu chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ thường không rõ rệt. Hầu hết mẹ được phát hiện trong những lần khám thai định kì.

Các dấu hiệu phổ biến của tiểu đường thai kỳ

Mẹ có thể có một trong những dấu hiệu sau:

  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Thèm ăn ngọt nhiều
  • Thường xuyên khát nước
  • Đi tiểu nhiều,…

 

4. Làm thế nào để chẩn đoán đái tháo đường thai kì?Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ bằng nghiệm pháp dung nạp Glucose

  • Tầm soát thường quy bằng nghiệm pháp dung nạp Glucose trong khoảng thời gian từ tuần 24-28 hoặc sớm hơn nếu có chỉ định của bác sĩ sản khoa.
  • Lần khám thai này, thai phụ nên đi vào đầu giờ khám buổi sáng. Các bữa ăn của mẹ diễn ra muộn nhất là 8 giờ tối ngày hôm trước (kể cả uống sữa). Trong lúc làm nghiệm pháp tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế. 

 

5. Biến chứng của tiểu đường thai kỳ

  • Đối với bé: cân nặng lúc sinh cao (thiếu thuận lợi trong quá trình chuyển dạ). Trẻ có thể bị hạ đường huyết, suy hô hấp,… sau khi chào đời. Về lâu dài tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa và bệnh mãn tính khi trưởng thành.
  • Đối với mẹ: thai kì khó khăn hơn (tăng tỉ lệ sinh non, tăng huyết áp trong thai kì, đa ối, nhiễm trùng tiết niệu, khó sinh thường,…) và tăng nguy cơ bị đái tháo đường trong lần mang thai tiếp theo. Thậm chí tiến triển thành mắc bệnh đái tháo đường mãn tính.

 

6. Phòng bệnh và điều trị


+ Sản phụ cần kiểm soát cân nặng và đường máu của mình, duy trì ở mức an toàn.

+ Chế độ dinh dưỡng phù hợp với mẹ và sự phát triển của thai nhi, đồng thời tích cực vận động theo chỉ dẫn của bác sĩ.

+ Trong quá trình mang thai, ở bất cứ thời điểm nào của thai kì, nếu có biểu hiện của bệnh, mẹ cần đi khám bác sĩ và tuân thủ y lệnh.

 

Chúc các mẹ có một thai kì an toàn và thật hạnh phúc.

 

Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng
Bác sĩ Minh Thúy – Tư vấn sức khỏe Mẹ và bé BiboCare

Phòng đào tạo và tư vấn – BiboCare

Chỉ mục