Một chút điều chỉnh trong chế độ ăn uống sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng xóa bỏ cảm giác do các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ như nôn nghén, ợ nóng… mang lại.
Cơ thể của phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi trong quá trình mang thai. Hầu hết thời gian mang thai, những thay đổi về cơ thể sẽ dẫn đến sự thay đổi về hooc môn trong cơ thể của người mẹ. Có một số loại thực phẩm có thể giúp cho mẹ bầu dễ dàng xóa bỏ các khó chịu đó. 4 triệu chứng mà BiBo Care nghĩ là điển hình làm mẹ bầu khó chịu nhất trong thai kì đó là:
1. Buồn nôn hoặc ói mửa
Buồn nôn là một trong những triệu chứng khó chịu trong thai kỳ. Bà bầu có thể giảm bớt được cảm giác buồn nôn bằng cách hạn chế sử dụng thực phẩm có chứa carbonhydrate (như ngũ cốc, rau củ, …) và thay vào đó là ăn các loại thực phẩm giàu protein (như trứng, thịt gà, cá).
Theo chuyên gia, phụ nữ thường thích ăn nhiều đồ ăn có chứa carbonhydrate khi họ cảm thấy buồn nôn nhất. Tuy nhiên, cũng cảnh báo rằng “carbon thực sự được chuyển hóa rất nhanh trong cơ thể”. Chúng “làm tăng đường huyết rồi lại hạ xuống nhanh chóng, và khiến cho bạn tiếp tục thấy thèm ăn”.
- Mẹ mang thai ăn thực phẩm phù hợp với khẩu vị, cân bằng dinh dưỡng.
- Có thể dùng thêm món ăn, đồ uống có chứa gừng để giúp giảm ốm nghén.
- Nên bổ sung đủ liều lượng vitamin B6 hàng ngày, được khuyến nghị tối đa là 100 mg mỗi ngày.
- Chú ý việc uống nhiều nước hơn hàng ngày.
- Khi tỉnh ngủ thì nên ngồi dậy ở trên giường 3 – 5 phút để tránh bị chóng mặt, mất cân bằng.
- Trường hợp đặc biết bạn thử mọi cách mà không giảm, bạn có thể dẫn đến mất nước và suy dinh dưỡng. Bạn có thể gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.
2. Chứng ợ nóng
Chứng ợ nóng cũng là một triệu chứng khó chịu trong thai kỳ. Nó xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, còn được gọi là trào ngược axit dạ dày. Các mẹ bầu nên tránh xa các loại thực phẩm như hành, tỏi, hạt tiêu đen,… Thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, nước uống có gas, nước tăng lực, đồ ăn vặt…. cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
Để giảm tình trạng ợ nóng, bà bầu nên tăng cường thực phẩm dạng lỏng như súp, sinh tố, sữa chua, sữa lắc… Đây là thực phẩm có hàm lượng protein cao, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu nhưng dễ tiêu hóa hơn.
Giảm và điều trị ợ nóng khi mẹ mang thai
- Mẹ bầu nên chia khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính để ngăn cảm giác quá no.
- Chú ý mẹ không nên ăn quá gần giờ đi ngủ. Khuyến cáo tốt nhất là ngừng ăn uống khoảng 2 – 3 giờ trước khi ngủ.
- Nên ăn thức ăn cay nóng, nhiều gia vị… ít nhất có thể. Mẹ bầu không dùng thức uống chứa chất kích thích chẳng hạn như caffeine
- Nếu áp dụng những cách đa số mẹ hay dùng không cải thiện được chứng ợ nóng. Mẹ bầu có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn và dùng thuốc phù hợp với sức khỏe của mình.
3. Cơ thể bị thiếu nước
Việc cấp đủ nước cho cơ thể rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nếu cơ thể bị thiếu nước trong suốt quá trình mang thai có thể dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng như thiếu ối, ít sữa sau sinh ….
Để cơ thể không thiếu nước, phụ nữ mang thai nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều ka-li như hạt chia.
Hạt chia có thể trữ lượng nước lớn gấp 10 lần so với kích cỡ của chúng. Tác dụng là cấp nước cho hệ tiêu hóa, giúp cho cơ thể giữ được lượng nước lâu hơn. Các mẹ bầu nên ngâm hạt chia trong nước khoảng 20 phút. Sau đó trộn vào canh hoặc là các món ăn lỏng khác như sữa chua, cháo, bánh pudding v.v
4. Chứng táo bón
Một triệu chứng khó chịu trong thai kỳ mà nhiều chi em gặp đó là chứng táo bón. Đối với triệu chứng này, việc sử dụng các loại thức ăn có chứa nhiều nước và chất xơ như hạt đậu gà (chickpea) và bí ngô là thực sự hữu ích. Các loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen, gạo lứt, các loại đỗ, hoa quả và rau tươi.
Táo bón là tình trạng phổ biến trong thai kỳ thường do những nguyên nhân sau đây:
- Nồng độ progesterone tăng lên khi mang thai tác động đến cơ bắp. Do đó làm các hoạt động chậm lại và gây ra các vấn đề tiêu hóa khi mẹ mang thai
- Tử cung của mẹ phát triển ngày càng lớn. Do đó, các cơ quan tiêu hóa bị chèn ép, khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột chậm hơn.
- Lượng sắt được bổ sung vitamin tổng hợp nhiều, dấn đến lượng thải cũng tăng. Do đó, khi mang thai cũng góp phần gây ra táo bón cho mẹ bầu.
Việc luyện tập thể thao thường xuyên cũng giúp làm giảm khả năng mắc chứng táo bón. Những mẹ bầu bị mắc chứng này nên đi bộ, bơi, tập yoga và tập xe đạp tập thể dục. Bạn nên dành thời gian để giải phóng cơ thể sau khi ăn xong. Bởi vì đường ruột sẽ dễ kích thích hơn sau bữa ăn.
Cách ngăn ngừa táo bón khi mẹ mang thai
- Mẹ bầu nên ăn thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau củ, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu…
- Uống nhiều hơn nước mỗi ngày.
- Có thể bổ sung thêm men vi sinh để duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cải thiện táo bón.
- Mệ bầu nên tập thể dục khi mang thai. Việc tập thể dục giúp mẹ có thêm năng lượng vừa giúp nhu động ruột được cải thiện.
- Bổ sung sắt với liều lượng vừa đủ. Mẹ có thể gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể lựa chọn các bổ sung sắt ít gây táo bón.