Trứng
Khoai lang
Khi nhắc đến vấn đề bà bầu nên ăn gì thì không thể không nhắc đến khoai lang. Trong khoai lang có chứa rất nhiều beta-carotene. Đây là một hợp chất thực vật có khả năng chuyển hóa thành vitamin A giúp bổ sung và ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin A bên trong cơ thể. Từ đó giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh, đặc biệt là về thị giác
Bên cạnh đó, khoai lang còn là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Nhờ đó, tiêu thụ khoai lang giúp cho thai phụ no lâu hơn, hạn chế nguy cơ tăng đường huyết trong máu. Qua đó hệ tiêu hoá của mẹ cũng được cải thiện
Bơ
Bơ là một loại trái cây đặc biệt tốt với bà bầu. Trong bơ có chứa thành phần dinh dưỡng cao bao gồm chất xơ, vitamin nhóm B (folate), vitamin K, kali, đồng, vitamin E và vitamin C. Bên cạnh đó bơ còn là nguồn cung cấp hàm lượng chất béo, folate, và kali tốt cho sức khỏe mẹ.
Các chất béo lành mạnh trong bơ đóng vai trò lớn trong việc hình thành da, não và các mô của thai nhi. Folate giúp ngăn ngừa tình trạng dị tật bẩm sinh ở thai nhi, nhất là dị tật ống thần kinh. Kali trong bơ thì giúp làm giảm tình trạng chuột rút và phù nề ở chân bà bầu
Thịt nạc
Thịt bò, thịt heo và thịt gà là những nguồn protein dồi dào cơ thể mẹ và bé. Ngoài ra, chúng còn giúp bổ sung sắt, choline và các vitamin nhóm B cần thiết. Trong đó, sắt là một khoáng chất thiết yếu giúp cung cấp oxy cho tất cả tế bào bên trong cơ thể.
Bà bầu cần tăng cường hấp thụ sắt. Lý do bởi vì việc thiếu sắt trong thai kỳ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như thiếu máu và nguy cơ sinh non. Để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt, bà bầu cần ăn thực phẩm giàu vitamin C để tăng hấp thu sắt từ các bữa ăn hàng ngày.
Ngũ cốc nguyên hạt
Phụ nữ mang thai nên ăn ngũ cốc nguyên hạt để đáp ứng nhu cầu calo tăng cao, đặc biệt là trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Khác với ngũ cốc tinh chế, các loại ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch hay quinoa có chứa nhiều chất xơ, vitamin và các hợp chất thực vật khác. Nhờ đó, ăn ngũ cốc nguyên hạt giúp cung cấp hàm lượng protein cần thiết trong quá trình mang thai.
Bên cạnh đó, chúng còn là nguồn cung cấp vitamin nhóm B, chất xơ và magie dồi dào cho cơ thể. Tất cả chúng đều là những dưỡng cần thiết và không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của mẹ bầu.
Rau lá xanh
Uống bổ sung vitamin và khoáng chất giúp đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh
Để giúp thai nhi phát triển toàn diện, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung các nhóm vitamin . Dưới đây là danh sách các nhóm vitamin cho bà bầu mà các mẹ cần chú ý:
- Sắt: Một bà bầu nên tiêu thụ 27 – 41.1 mg sắt mỗi ngày. Mục đích là ngăn ngừa tình trạng thiếu máu và có một thai kỳ khỏe mạnh
- Axit folic: Theo các bác sĩ dinh dưỡng, mẹ cần cung cấp 600 mg axit folic mỗi ngày từ trước khi mang thai và ít nhất 3 tháng đầu của thai kỳ.
- Vitamin D: Bà bầu nên bổ sung ít nhất 20 mg vitamin D / ngày để ngăn ngừa căn bệnh tiền sản giật .
- Kẽm: Việc bổ sung thêm 6 – 20 mg kẽm / ngày hàng ngày để giảm nguy cơ sinh non ở mẹ.
- Choline: Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung 450mg choline / ngày để giúp thai nhi ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh.
- Vitamin A: Khi mang thai, mẹ nên tiêu thụ 650 mg vitamin A để cơ thể nhanh chóng hồi phục sau sinh nở.
- Omega-3: Bổ sung omega-3 thông qua các viên nang mềm chứa dầu cá có thể giúp thai nhi phát triển mạnh mẽ cả về thế chất và trí tuệ.
> Xem thêm: Viên uống vitamin tổng hợp cho bà bầu
Trên đây là 6 thực phẩm bà bầu nên ăn trong quá trình mang thai. Đây là những thực phẩm đảm bảo vào con chứ không vào mẹ. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc xây dựng thực đơn khoa học. Chúc các mẹ hành trình mang thai an toàn và khoẻ mạnh!