Tiêu chảy là một trong những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em, nhất là vào mùa hè. Nếu không được xử lý đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiêu chảy cấp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, thậm chí có thể gây tử vong.
Khi nào được gọi là tiêu chảy?
Đó là khí bé đi tiêu trên 3 lần trong 24 giờ và phân ra phải lỏng (phân lỏng, phân có “nước nhiều hơn cái” và khác với ngày thường). Thiếu một trong hai yếu tố trên thì không thể gọi là tiêu chảy. Chẳng hạn như bé đi tiêu nhiều lần trong ngày và một lần chỉ ra vài hạt phân tròn, cứng như viên bi thì chứng tỏ trẻ bị táo bón. Nếu bé bú mẹ mà đi tiêu ra phân sệt, có lúc tóe nước nhưng 2-4 ngày mới đi tiêu một lần thì bé hoàn toàn bình thường.
Ngoài ra, trẻ tiêu chảy thường có các biểu hiện khác như khóc ít hoặc khóc không ra nước mắt, môi lưỡi khô, mắt trũng, thóp lõm, véo da
Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy
Cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường
Trẻ bị tiêu chảy cần nhiều nước hơn bình thường để bù lại lượng nước đã mất. Vì vậy, ngay từ khi mới bị tiêu chảy, các mẹ hãy cho con uống thêm nước và cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt. Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, tức trẻ đang được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chỉ cần cho bé bú sữa mẹ là đủ.
Đối với các trường hợp khác, mẹ nên cho bé uống dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay nôn ói. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống thêm nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi, nước chín. Bên cạnh đó, trẻ bị tiêu chảy cần tránh các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng sẽ làm cho bệnh nghiêm trọng hơn.
Lưu ý, các mẹ nên cho trẻ uống tùy theo khả năng. Cần phải uống chậm, từng muỗng (từng ngụm nếu trẻ lớn hơn). Nếu trẻ bị nôn thì ngưng lại khoảng 10 phút, sau đó cho trẻ uống lại nhưng chậm hơn.
Tiếp tục cho ăn
Nếu trẻ đang bú mẹ thì trẻ cần được bú nhiều hơn và mỗi cữ bú lâu hơn. Nếu trẻ còn bú bình, tốt nhất nên dùng muỗng đút sữa chậm.
Đối với trẻ lớn hơn thì các mẹ nên tăng dần khẩu phần ăn của trẻ. Nếu trẻ bị tiêu chảy kèm theo nôn ói thì khẩu phần ăn nên được chia ra thành nhiều bữa nhỏ, thêm ít nhất 2 bữa so với những ngày không bệnh.
Bên cạnh đó, thức ăn cần nấu nhừ. Cho trẻ ăn thêm trái cây tươi như chuối, nho, cam, xoài, mãng cầu. Không nên cho trẻ nhịn ăn, giảm khẩu phần ăn hay pha loãng sữa vì trẻ sẽ bị giảm cân, chức năng đường ruột hồi phục chậm hơn và thời gian tiêu chảy sẽ kéo dài hơn. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng.
Đặc biệt sau tiêu chảy, trẻ rất dễ gặp phải một số rối loạn tiêu hóa như: Táo bón chức năng, đầy hơi khó tiêu… Trong những trường hợp này mẹ nên sử dụng một số loại thảo dược chuẩn hóa để giúp trẻ. Dịch chiết cây Manna, dịch chiết cây Cẩm Quỳ, Inulin và Pectin táo, cùng nước ép Mận khô rất tốt cho trẻ khi bị táo bón chức năng. Còn với trường hợp trẻ bị đầy hơi khó tiêu, mẹ nên dùng Dịch chiết quả Tiểu hồi, Dịch chiết hoa Cúc Đức, Dịch chiết quả Carum hay Tinh dầu Bạc hà.
Bổ sung kẽm
Thông thường, các nhân viên y tế sẽ cho bé uống bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc nước, uống 10-14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc bổ sung kẽm này cần có sự đồng ý và tư vấn từ các bác sĩ, chuyên viên y tế, cha mẹ không được tự ý bổ sung để tránh gây hại cho con.
Trẻ bị tiêu chảy thường sẽ giảm sau 5-12 ngày. Lúc này, trẻ bắt đầu chơi, đòi ăn trở lại và các mẹ nhớ cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa trong ít nhất 2 tuần để phục hồi sức khỏe.
Nếu bệnh tình của trẻ không thuyên giảm và có các triệu chứng khác như trẻ bỏ bú, bỏ ăn, mệt, nhiều bệnh hơn, trẻ rất khát nước, nôn liên tục, sốt, tiêu phân có máu, li bì, khó đánh thức, giật mình… thì các bệnh phụ huynh nên đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra và có cách xử lý kịp thời.