Cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng, giúp xác định trẻ nhỏ có đang phát triển ổn định hay không. Do đó, các bậc cha mẹ đều rất lo lắng khi thấy con mình không tăng cân hoặc tăng cân rất chậm dù đã liên tục tẩm bổ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân và làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Mời ba mẹ cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Bibo Mart!
1. Nguyên nhân bé chậm tăng cân
Có nhiều nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân, trong đó phổ biến là các nguyên nhân dưới đây:
1.1. Do cơ địa của bé hấp thu kém
Một số bé có cơ địa không thể hấp thu hoặc hấp thu rất kém các dưỡng chất có trong lượng thức ăn nạp vào cơ thể hàng ngày. Điều này dẫn tới việc bé ăn tốt, ăn nhiều nhưng vẫn không thể tăng cân. Đây có thể là hệ quả của việc bé bị sinh non, sinh thiếu tháng hoặc do các yếu tố di truyền từ người thân trong gia đình.
1.2. Do bé thường xuyên đau ốm
Trẻ có hệ miễn dịch non yếu nên dễ bị nhiễm bệnh hơn người lớn. Khi bị ốm, trẻ cũng thường mất nhiều thời gian để hồi phục hơn. Khi ốm, bé trở nên mệt mỏi và không muốn ăn uống; kết hợp cùng hệ lụy của các loại thuốc, kháng sinh có thể khiến cơ thể của bé bị suy nhược, sụt cân nhanh chóng. Bên cạnh đó, một số bệnh lý như suy giáp, thiếu máu, dị ứng thực phẩm,… cũng là nguyên nhân khiến cân nặng của trẻ không ổn định.
1.3. Do bé bị rối loạn tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ thường rất non nớt. Nếu cho bé ăn đồ ăn lạ, đồ ăn không được chế biến kỹ sẽ khiến môi trường đường ruột bị mất cân bằng. Tỷ lệ lợi khuẩn giảm sút thì hiện tượng rối loạn tiêu hóa sẽ thường xuyên xảy ra. Trẻ sẽ thường xuyên bị đau bụng, nôn trớ hoặc tiêu chảy. Các dưỡng chất từ thức ăn chưa kịp hấp thu vào thành ruột đã bị đào thải ra bên ngoài khiến trẻ ngày càng xanh xao, gầy gò, ốm yếu.
1.4. Do bé biếng ăn, kén ăn hoặc ám ảnh với đồ ăn
Nhiều bé hiếu động, ham chơi không chịu ăn uống đầy đủ, hoặc chỉ ăn uống qua loa sẽ dẫn tới hệ quả là bé lười ăn, biếng ăn. Sự hứng thú với đồ ăn cũng có thể giảm sút nếu cha mẹ bắt ép con ăn quá nhiều hoặc ăn đồ ăn mà con không thích. Từ đó, bé nảy sinh cảm giác sợ ăn, không chịu ăn uống đủ chất; kéo theo hệ quả là bé chậm lớn, biếng ăn lâu dài.
1.5. Do thiếu chất, thiếu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn
Trẻ nhỏ cần được bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất, vitamin và chất khoáng để phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Nếu khẩu phần ăn uống hàng ngày của bé thiếu chất, không cân bằng dinh dưỡng thì cơ thể không thể phát triển ổn định. Bé sẽ tăng cân rất chậm hoặc liên tục sụt cân. Nhất là đối với trẻ sơ sinh, nếu nguồn sữa mẹ ít và kém chất lượng thì dinh dưỡng mà bé nhận được cũng không đáp ứng được nhu cầu của con; khiến bé dần trở nên còi cọc, ốm yếu.
1.6. Do chế biến thức ăn cho bé sai cách
Đôi khi, cách chế biến thức ăn của mẹ cũng là yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của bé. Nhiều mẹ thường có thói quen ninh đồ ăn thật nhừ để bé dễ nhai và nuốt thức ăn mà không biết rằng nhiệt độ cao có thể phá hủy các chất dinh dưỡng vốn có của thực phẩm.
Hay trong quá trình sơ chế thức ăn, mẹ không rửa kỹ các loại rau củ, nấu thức ăn chưa chín; hoặc cho bé ăn các loại thịt cá sống, gỏi trộn,…. Các loài giun sán có thể vẫn còn sống và xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe đường ruột của con và khiến bé chậm tăng cân.
>>> Xem thêm: 7 sai lầm nấu cháo làm bé chậm tăng cân
2. Trẻ chậm tăng cân có đáng lo ngại không?
Theo thống kê của tổ chức UNICEF Việt Nam, có tới 1,8 triệu trẻ em Việt dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thấp còi. Và chỉ 59% trẻ được cung cấp chế độ ăn dặm đầy đủ, đa dạng. Có thể nói, chậm tăng cân ở trẻ nhỏ chính là dấu hiệu của một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi mất cân bằng, không khoa học.
– Khi cân nặng của trẻ không đáp ứng được những tiêu chuẩn theo lứa tuổi, bé có nguy cơ nhiễm bệnh và lâu khỏi ốm hơn do cơ thể không đủ năng lượng để kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Các loại vi khuẩn, virus gây bệnh có thể nhân cơ hội đó dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho trẻ.
– Trẻ chậm tăng cân có thể dẫn tới tình trạng thấp bé, nhẹ cân và kém phát triển thể chất khi lớn lên. Con sẽ không thể cao lớn và có sức bền tốt như nhiều bạn bè đồng trang lứa.
– Tăng cân chậm cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của não bộ, nhất là trong 3 năm đầu đời. Bé có thể bị chậm tiếp thu, gặp khó khăn trong việc học các kỹ năng, kiến thức mới khi bắt đầu tới trường.
3. Cách khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn chậm tăng cân
Cân nặng của bé sẽ thường xuyên thay đổi thất thường trong suốt những năm tháng đầu đời nếu như con không được hưởng một chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, hợp lý. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách giúp cải thiện tình trạng bé chậm tăng cân sau:
3.1. Bổ sung thực đơn ăn uống đa dạng, giàu dưỡng chất cho bé
Một thực đơn đa dạng không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất để chuyển hóa thành nguồn năng lượng cho bé hoạt động trong cả ngày dài mà còn kích thích vị giác và khiến bé yêu thích việc ăn uống hơn. Với trẻ sơ sinh đang được nuôi bằng sữa mẹ, cần cho bé bú mẹ hoàn toàn và tăng cường tần suất bú. Đồng thời ba mẹ có thể bổ sung thêm sữa ngoài để đáp ứng nhu cầu về sữa của con.
Đối với các bé đã ăn dặm hoặc ăn thô tốt, cha mẹ cần đặc biệt bổ sung các chất sau để bé tăng cân nhanh hơn:
– Chất béo lành mạnh: có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu mè, dầu gấc,…; các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích,…
– Chất đạm: có nhiều trong các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt heo, các loại thủy hải sản như cá, tôm,…
– Vitamin và khoáng chất: có nhiều trong các loại trái cây, rau củ quả như chuối, cam, táo,…
3.2. Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày
Việc ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa có thể khiến con bị ngán và khiến hệ tiêu hóa bị làm việc quá tải. Điều này dẫn tới việc bé hấp thu được rất ít dưỡng chất dù lượng thức ăn nạp vào nhiều. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ nên chia nhỏ khẩu phần thành các bữa phụ xen kẽ những bữa chính trong ngày của bé với thời gian biểu rõ ràng, hợp lý. Những bữa ăn phụ sẽ cung cấp năng lượng cho bé xuyên suốt trong 1 ngày, đảm bảo con không bị đói mệt để duy trì các hoạt động thể chất.
3.3. Khuyến khích trẻ tập thể dục mỗi ngày
Khi cơ thể thực hiện các hoạt động thể chất sẽ cần tiêu thụ năng lượng và khiến trẻ nhanh cảm thấy đói, dẫn tới việc bé ăn nhiều và hấp thu được nhiều dưỡng chất hơn. Chưa kể, việc khuyến khích bé tập thể dục hàng ngày còn kích thích khả năng vận động, khiến bé năng động và khỏe mạnh hơn; giảm bớt số giờ ngồi trước màn hình máy tính, điện thoại. Cha mẹ có thể cùng con chơi một số môn thể thao đơn giản như chạy bộ, đánh cầu lông, tennis, nhảy dây,… và duy trì thói quen lành mạnh này mỗi ngày.
3.4. Bổ sung sữa tăng cân và các loại thuốc bổ cho bé
Cha mẹ có thể tham khảo tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng để chọn mua cho con những sản phẩm sữa tăng cân hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cân nặng để bồi bổ cho bé mỗi ngày. Những loại sữa hay thuốc bổ này đều có nền tảng công thức giàu dưỡng chất, giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng dồi dào mà thực đơn ăn uống hàng ngày chưa cung cấp đủ.
Đặc biệt, một số chế phẩm từ sữa như sữa chua, sữa chua uống còn đem tới nguồn lợi khuẩn lớn, giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa để trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, có thể bổ sung thêm men vi sinh để hỗ trợ đường ruột trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
Cha mẹ cũng có thể tham khảo một số dòng sữa tăng cân cho bé chính hãng với giá thành phải chăng đang được bán chạy tại hệ thống siêu thị mẹ và bé Bibo Mart!
>> Xem thêm: Mách mẹ chọn sữa bột tăng cân cho bé theo độ tuổi
3.5. Thường xuyên tẩy giun và đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ
Các loài giun sán có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé do các con có thói quen nghịch bẩn mà không rửa tay, đi chân đất,… Chúng có thể sinh sôi trong đường ruột và hút hết chất dinh dưỡng từ thức ăn; khiến trẻ ngày càng xanh xao, vàng vọt. Do đó, cha mẹ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng/ lần kể từ khi trẻ đủ 2 tuổi trở lên.
Nếu đã tích cực áp dụng những phương pháp trên mà con yêu vẫn không tăng cân đều, cha mẹ có thể cân nhắc đưa con đi khám sức khỏe tổng quát. Điều này giúp các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng sớm phát hiện những vấn đề thể chất mà trẻ đang mắc phải. Từ đó, các chuyên gia sẽ có hướng điều trị kịp thời để giúp trẻ tăng cân đều trở lại.
Lời kết
Trên đây là những nguyên nhân khiến bé tăng cân chậm mà cha mẹ cần lưu ý để tìm cách khắc phục phù hợp. Nếu muốn tìm mua những sản phẩm hỗ trợ tăng cân cho bé, ba mẹ có thể tìm đến hệ thống siêu thị mẹ và bé Bibo Mart. Tại đây, hàng loạt các loại sữa và thực phẩm chức năng hỗ trợ bé ăn ngon, tăng cân tốt đều được đảm bảo về chất lượng và nguồn gốc chính hãng, giúp ba mẹ an tâm cho con yêu sử dụng.
Mẹ cũng có thể an tâm mua hàng thông qua website hoặc app Bibo Mart đã có mặt trên cả 2 hệ điều hành iOs và Android nếu không có nhiều thời gian tới cửa hàng. Rất nhiều ưu đãi và quà tặng hấp dẫn dành cho khách hàng mới đang chờ ba mẹ đó.