7 sai lầm khi nấu cháo làm bé chậm tăng cân

Chăm bé là một quá trình không hề dễ dàng. Nhất là khi bé lớn, đến giai đoạn ăn dặm. Mẹ luôn tìm đủ mọi cách để con thích ăn, hấp thu tốt, tăng cân và khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số mẹ đã áp dụng mọi biện pháp nhưng bé vẫn chậm tăng cân, còi cọc và không hấp thu. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc nấu cháo cho bé chưa đúng cách.

Sau đây là 7 sai lầm mà nhiều bà mẹ thường hay mắc phải khi nấu cháo cho bé khiến con chậm tăng cân:

1. Nấu cháo bằng nước xương hầm

Nhiều bà mẹ hầm xương nấu cháo cho con hàng ngày vì cho rằng các chất dinh dưỡng dễ hòa tan trong nước. Điều này dễ làm bé hấp thụ tốt hơn. Tuy nhiên, việc hầm xương chỉ mang lại vị ngọt và mùi thơm. Protein vẫn còn trong thịt và xương. Vì vậy, nên hầm cả xương lẫn thịt khi nấu cháo cho bé để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Xương ống có nhiều mỡ nên mẹ có thể mua xương hom, sườn lợn, vỏ tôm,… Mở vung khi đun nhỏ lửa, hớt bọt và lọc váng mỡ thật kỹ.

 

nau-chao-cho-be
Nên hầm cả xương lẫn thịt khi nấu cháo cho bé để đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
Mẹ nên thay đổi thực đơn đa dạng. Thường xuyên thay đổi chế độ ăn là cách để trẻ không bị chán ăn và nhận được nhiều chất dinh dưỡng. Một tuần mẹ chỉ nên ninh xương nấu cháo cho con từ 1-2 lần để bé không chán ăn.

2. Cho bé ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu

Nhiều mẹ lạm dụng máy xay sinh tố trong khi chế biến thức ăn cho con. Chẳng hạn, khi trẻ 3-4 tuổi đã mọc răng nhưng vẫn phải ăn thức ăn xay nhuyễn. Vì vậy, trẻ không có phản xạ nhai, dịch vị không được kích thích nên không cảm nhận được mùi vị thức ăn. Mất cảm giác ăn uống lâu ngày khiến bé rất dễ biếng ăn.

 

nau-chao-cho-be-1

 

Để tránh điều này, bạn nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của trẻ. Trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần. 7-8 tháng ăn cháo xay nhuyễn hoặc bột đặc. Trẻ 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún…Đến khi 2 tuổi mọc đủ răng hàm thì ăn cơm.

3. Cho bé ăn quá nhiều khoai tây, cà rốt

Khoai tây rất giàu carbohydrate hỗ trợ tiêu hóa, còn cà rốt giàu vitamin A tốt cho mắt của bé. Tuy nhiên, khoai tây và cà rốt chỉ là một nhóm chất bột đường. Việc ăn nhiều khoai tây khiến bé bị thừa tinh bột nhưng lại thiếu vitamin. Nếu ăn nhiều cà rốt thì sẽ khiến da bé bị vàng. Vì vậy, mẹ nên hạn chế sử dụng 2 loại củ này vào thực đơn hàng ngày cho bé. Đồng thời bổ sung nhiều loại rau xanh vào thực đơn mỗi ngày của con.

 

Bên cạnh việc nấu cháo cho bé đúng cách, mẹ nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và thực phẩm nấu cháo cho bé để tiện lợi hơn khi nấu. Và để những giờ ăn vui vẻ và hiệu quả, mẹ cũng nên trang bị thêm ghế ăn, yếm ăn và dụng cụ ăn dặm khác. Ngoài cháo, mẹ có thể bổ sung thêm các thực phẩm ăn dặm khác cho bé tại Bibo Mart.

4. Cho trẻ ăn cháo dinh dưỡng ngoài quán

Một số phụ huynh mua cháo dinh dưỡng nấu sẵn cho con ăn không thời gian chế biến. Tuy nhiên, cháo dinh dưỡng được nấu bên ngoài hàng quán không thực sự đảm bảo vệ sinh cũng như dinh dưỡng cho trẻ. Một số trẻ nhập viện trong tình trạng nôn ói, tiêu chảy do ăn cháo không đảm bảo vệ sinh. Mẹ nên hạn chế cho bé ăn cháo dinh dưỡng ở bên ngoài, trừ trường hợp bắt buộc.

5. Cho trẻ ăn quá mặn

Các nhà nghiên cứu cho biết, trẻ em ăn quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đó là lí do vì sao các nhà sản xuất được khuyến cáo cung cấp các loại thực phẩm lành mạnh hơn. Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ và cũng là nguyên nhân dẫn đến sức khỏe kém ở trẻ nhỏ.

 

nau-chao-cho-be-2
Ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao, đau tim, đột quỵ, dẫn đến sức khỏe kém ở trẻ nhỏ.

 

Vì vậy, khi nêm nếm đồ ăn cho trẻ, mẹ nên nêm nhạt hơn “lưỡi” của mẹ một chút. Nếu mẹ nêm vừa miệng mình thì có lẽ là quá mặn hoặc quá ngọt so với trẻ. Ngoài ra, tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp để ngăn ngừa tình trạng cơ thể bé nạp quá nhiều muối.

6. Nấu thường xuyên một món

con bạn thích ăn một món đến đâu thì mẹ cũng không nên nấu cho con ăn cả tuần. Trẻ sẽ cảm thấy chán từ chối đồ ăn. Mẹ nên thay đổi khẩu phần ăn  cho tập ăn để quen dần với mùi vị của thực phẩm khác. Nhờ đó, sẽ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết ít kén ăn hơn. Ngoài ra, m nên kiên nhẫn với con khi đổi sang món mới.

7. Nấu lại nhiều lần

Một số bà mẹ không có thời gian nên nấu một nồi cháo cho bé ăn nhiều ngày liền. Tuy nhiên, việc hâm đi hâm lại thức ăn sẽ khiến hàm lượng dinh dưỡng giảm bớt. Thêm vào đó, hương vị của món ăn cũng sẽ mất đi. Chưa kể, cháo để ngoài lâu dễ có mùi khó chịu, vi khuẩn và các sinh vật có hại có thể xâm nhập vào. Điều này có hại cho đường tiêu hóa cũng như sức khỏe của bé.

 

Do đó, mẹ nên cố gắng cho bé ăn bữa nào thì nấu bữa đó. Không nên cho bé ăn lại đồ đã qua sử dụng. Nếu không có thời gian, có thể nhờ sự giúp đỡ của ông bà hoặc cô giúp việc.

 

Xem thêm: Phương pháp giúp bé tăng cân đều

 

Trên đây là 7 sai lầm mẹ thường mắc phải khi nấu cháo cho bé ăn. Để con phát triển khỏe mạnh, ăn ngon, tăng cân đều đều, mẹ nên tránh làm những điều trên nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *