Bí kíp vàng giúp mẹ chọn bột ăn dặm tốt cho con

Bột ăn dặm thường là loại thức ăn đầu tiên con làm quen sau 6 tháng đầu chỉ bú sữa mẹ. Do đó, việc chọn bột ăn dặm cho bé sao cho phù hợp để cơ thể bé phát triển toàn diện là điều cha mẹ cần lưu tâm. Trong bài viết sau, chuyên gia Bibo Care gợi ý cho mẹ các tiêu chí quan trọng khi chọn bột ăn dặm cho bé. Mẹ đừng bỏ qua nhé!

1. Chọn bột ăn dặm phù hợp với độ tuổi của bé

Trẻ trong giai đoạn từ tháng thứ 6 trở đi sẽ phát triển rất nhanh. Nhu cầu năng lượng của con sẽ lớn hơn nhiều do bắt đầu tập bò, tập đi. Chưa kể, các cơ quan tiêu hóa cũng dần hoàn thiện hơn; có thể tiêu hóa được những thực phẩm phức tạp hơn so với sữa mẹ hay sữa công thức.
  • Trẻ 5-6 tháng mới lần đầu được làm quen với bột ăn dặm nên sẽ cần bột tơi mịn; pha hơi lỏng để bé dễ nuốt.
  • Trẻ 7-9 tháng đã bắt đầu mọc răng; có thể ăn các loại bột hơi lợn cợn mà không bị nôn trớ.
  • Trẻ từ 9 tháng trở lên đã có thể ăn bột đặc hoặc cháo; có thể nhai được thịt bằm nhuyễn hoặc rau củ luộc mềm trộn nấu cùng bột.
Bột ăn dặm cho bé
Bột ăn dặm Nestlé Cerelac gà hầm cà rốt 200g (7 – 24 tháng)

2. Chọn bột ăn dặm phù hợp với thể trạng của con

Thể trạng của bé cũng là một yếu tố đáng lưu tâm khi mẹ chọn bột ăn dặm. Trên thị trường có rất nhiều loại bột được sản xuất nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau của trẻ. Có thể kể đến những công dụng như tăng cân, chắc xương cho bé; dành cho bé bị dị ứng đạm sữa; cho bé bị rối loạn tiêu hóa,… Mẹ cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe của con ở thời điểm bắt đầu ăn dặm để chọn loại bột phù hợp nhé!

3. Chọn hương vị bé yêu thích

Thông thường bột ăn dặm sẽ được chia thành 2 khẩu vị là bột ngọt và bột mặn. Theo lời khuyên từ chuyên gia nhi khoa, khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ nên chọn bột ngọt trước. Vị ngọt trong bột ăn dặm sẽ tương tự sữa mẹ; bé sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn. Đến khi con đã ăn bột ngọt thuần thục, mẹ có thể dần chuyển sang bột có vị mặn để kích thích khẩu vị của con.
Bên cạnh đó, các nhà sản xuất hiện nay còn cung cấp rất nhiều hương vị khác nhau để kích thích bé ăn ngon; ví dụ như vị thịt, vị cá hồi, vị rau củ, vị trái cây,… Mẹ có thể tìm mua dựa trên sở thích của bé yêu nhé.

4. Tìm mua bột có thương hiệu uy tín, rõ ràng

Thương hiệu uy tín, chất lượng là tiêu chí quan trọng mẹ cần ghi nhớ. Những loại bột ăn dặm kém chất lượng, bày bán trôi nổi trên thị trường có thể là mối đe dọa đến hệ tiêu hóa và sức đề kháng non nớt của trẻ. Mẹ nên ưu tiên tìm mua các sản phẩm chính hãng như bột ăn dặm Wakodo, bột ăn dặm Nestle, bột ăn dặm HiPP,… tại các cửa hàng, siêu thị uy tín như Bibo Mart.

5. Cân nhắc thành phần dinh dưỡng trong bột ăn dặm 

5.1. Bột ăn dặm cần cung cấp chất gì?

Trước hết, bột ăn dặm cần bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng cho bé. Các loại vitamin A, B, K,…, chất khoáng như Can-xi, phốt-pho, ma-gie,… đều rất cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của bé yêu.
Bên cạnh bổ sung vi chất dinh dưỡng, việc bổ sung acid amin cho bé cũng là điều quan trọng. Cung cấp đầy đủ các acid amin cần thiết sẽ giảm thiểu suy dinh dưỡng, sụt cân, còi cọc, tiêu hóa kém…
Trong đó, mẹ nên quan tâm đến Lysine. Đây là acid amin bé luôn có nhu cầu khá cao nhưng cơ thể lại không tự tổng hợp được. Lysine giúp kích thích bé ăn ngon miệng, tăng cường chuyển hóa chất dinh dưỡng; hỗ trợ khả năng hấp thụ canxi, giúp cho xương chắc khỏe và phát triển chiều cao. Nếu mẹ để bé bị thiếu Lysine, bé sẽ trở nên biếng ăn, chậm lớn, mất tập trung, mệt mỏi..

5.2. Nhu cầu dinh dưỡng cần đáp ứng khi bé ăn dặm

  • Với bé từ 6 – 12 tháng tuổi, lượng Lysine cần cho mỗi ngày là 90mg/kg cân nặng của bé.
  • Hàm lượng protein không nên vượt quá 5,5g/kcal. Bởi dư thừa protein sẽ làm cho bé có nguy cơ béo phì và bị bệnh thận ở giai đoạn sau; do chất ni tơ, được sinh ra trong quá trình phân giải protein – là một chất vô cùng độc hại đối với thận.
  • Theo tiêu chuẩn Châu Âu quy định, chỉ số canxi thấp nhất phải là 80mg/100kcal để cung cấp đủ cho trẻ trong giai đoạn phát triển toàn diện của trẻ.
  • Với phốt pho, một chất đóng vai trò tích cực trong quá trình hình thành màng tế bào, các chất dự trữ năng lượng của cơ thể nên ở trong khoảng 76 – 96mg/100kcal.
  • Hàm lượng sắt dao động trong khoảng 3mg/100kcal.
  • Kẽm chỉ nên ở hàm lượng: 7mg/100kcal do hệ tiêu hoá của trẻ chưa có khả năng tiêu thụ nhiều vì chất này chỉ có trong những thức ăn như thịt, cá…
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *