Các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất

các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh

Ba mẹ có biết, làn da của bé trong những năm tháng đầu đời rất nhạy cảm, yếu ớt. Vì vậy, bé có thể gặp phải một số bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh nếu không được chăm sóc đúng cách. Ba mẹ hãy cùng Bibo Mart tìm hiểu xem đó là những bệnh gì và làm thế nào để điều trị cũng như phòng tránh bệnh nhé!

 

1. Vàng da

Vàng da được chia làm 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

Trẻ bị vàng da sinh lý: do gan của trẻ chưa đủ trưởng thành để có thể đào thải hết bilirubin ra khỏi máu. Vàng da sinh lý thường sẽ tự biến mất sau một thời gian ngắn (khoảng 1 – 2 tuần sau sinh). Thông thường, vàng da sinh lý xuất hiện ở vùng mặt, cổ, ngực và vùng trên rốn với mức độ vàng nhẹ.

bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị vàng da

Trẻ bị vàng da bệnh lý: tình trạng này sẽ gây nguy hiểm cho trẻ như co giật, hôn mê, dần bỏ bú… Lúc này, trẻ vàng da toàn thân và mắt với mức độ vàng đậm, không tự hết sau 1 – 2 tuần. Ba mẹ nên để ý, quan sát con thật kỹ để có thể đưa con đi khám và điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: Vàng da ở trẻ sơ sinh – nguyên nhân và hướng điều trị

2. Chàm sữa

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa. Đây là một bệnh khá phổ biến ở trẻ dưới 1 tuổi. Ba mẹ có thể nhận biết bệnh chàm sữa ở trẻ qua các biểu hiện như: xuất hiện các nốt mẩn đỏ, li ti tiến triển thành mụn nước. Các nốt này thường ở trên mặt, hai má trẻ, có thể lan rộng đến tay, chân hoặc toàn thân. Khi sờ vào vùng da nổi nốt sẽ thấy khô ráp, căng và đóng vảy.

bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh
Chàm sữa ở trẻ sơ sinh khá phổ biến

Nguyên nhân dẫn đến bệnh này ở trẻ có thể kể đến như:

  • Di truyền: ba mẹ mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, dị ứng thời tiết,… có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh chàm sữa ở con.
  • Do trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng như lông vật nuôi, bụi, khói thuốc lá, nước hoa, chất giặt tẩy…
  • Trẻ bị dị ứng thời tiết khi sống trong khí hậu lạnh, nóng, khô,…
  • Trẻ bị mất cân bằng độ ẩm trên da. Điều này xảy ra khi ba mẹ tắm rửa cho con quá nhiều lần và con không được dưỡng ẩm hoặc dưỡng ẩm không đúng cách.
  • Trẻ bị nhiễm các loại virus và vi khuẩn gây bệnh trên da.

Bệnh này có thể tự khỏi khi trẻ được 2 – 4 tuổi. Tuy nhiên khi xuất hiện những dấu hiệu bệnh, ba mẹ hãy hạn chế để trẻ tiếp xúc với các nguồn gây bệnh. Đồng thời, mẹ hãy cho con sử dụng các loại kem bôi điều trị, dưỡng ẩm theo chỉ định của bác sĩ.

>> Xem thêm: Kem dưỡng da cho bé

3. Hăm tã

Đây là một trong các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất. Nguyên nhân là do:

  • Khi trẻ đóng bỉm, mồ hôi tiết ra nhiều cùng với nước tiểu và phân đọng trong thời gian dài. Điều này khiến da không được thông thoáng, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển khiến da của bé bị tổn thương.
  • Bên cạnh đó, bé bị hăm tã có thể do bị nhiễm nấm men hoặc nấm Candida. Những loại nấm này phát triển rất mạnh ở những nơi nóng ẩm như tã bỉm.
  • Một số loại xà phòng, hóa chất giặt tẩy cũng có thể là nguyên nhân tác động đến làn da của con.
bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh
Một trong những nguyên nhân gây hăm tã là sử dụng bỉm không phù hợp

Ba mẹ có thể nhận biết con bị hăm tã qua những dấu hiệu sau:

  • Phần da mà con tiếp xúc với tã bỉm bị ửng đỏ, xuất hiện vết mụn nhỏ.
  • Phần da dị ứng của con có thể khô hoặc ướt.
  • Con thể hiện sự khó chịu, quấy khóc và chất lượng giấc ngủ không được như trước. Bên cạnh đó, con thường xuyên giật mình hoặc khóc thét khi cảm thấy đau.

Khi con bị hăm tã ba mẹ nên lựa chọn loại bỉm phù hợp cho con, kiểm tra thường xuyên và thay bỉm để làn da của con luôn được thông thoáng. Đồng thời, ba mẹ cần vệ sinh thật kỹ cho con những vùng da tiếp xúc với tã bỉm như bẹn, bộ phận sinh dục. Lau rửa cho con thật nhẹ nhàng tránh làm con đau hoặc trầy xước thêm.  Sau đó dùng khăn mềm thấm khô lại cho con và sử dụng kem hăm tã.

>> Xem thêm: Tã – bỉm tốt cho bé

 

4. Rôm sảy

Rôm sảy xuất hiện khi tuyến mồ hôi bị bịt kín, không thoát ra được gây viêm da. Hiện tượng này thường xảy ra khi trẻ ở trong khí hậu nóng ẩm hoặc trẻ bị sốt nóng. Bên cạnh đó, việc trẻ mặc quần áo chật hoặc da bị trầy xước cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến rôm sảy.

 

các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh
Bé bị nổi nhiều nốt mẩn đỏ li ti khi bị rôm sảy

Ba mẹ có thể nhận biết con bị rôm sảy khi thấy những nốt mẩn đỏ li ti như đầu kim,  hình tròn, đầu rôm có một chút nước, mọc lấm tấm quanh vùng trán, lưng, cổ, ngực.

Để điều trị và phòng bệnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh, ba mẹ hãy:

  • Cho trẻ mặc trang phục mỏng, nhẹ, rộng rãi, thấm hút tốt.
  • Tắm cho bé bằng các loại sữa tắm gội lành tính, trị rôm sảy
  • Tránh ôm ấp, ẵm trẻ quá lâu mà để cho trẻ tự chơi ở không gian thoáng mát.
  • Nếu trẻ quấy khóc nhiều, sốt nóng,… ba mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị đúng cách.

>> Xem thêm: Sữa tắm gội phòng rôm sảy cho bé 

 

5. Mề đay

Mề đay ở trẻ là một bệnh da liễu thường gặp, khó điều trị và dễ tái phát. Dấu hiệu xuất hiện mề đay là khi da của trẻ nổi mẩn đỏ, sưng tấy, ngứa vùng bị mẩn. đây là các đám sần đỏ không đều nổi gồ lên ở bề mặt da, có thể liên kết thành nhiều mảng. Mề đay gồm 2 dạng là mề đay cấp tính và mề đay mạn tính.

 

các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh
Mề đay rất khó điều trị và dễ tái phát

Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do di truyền, sức đề kháng của trẻ yếu. Bên cạnh đó có thể do cơ địa dị ứng hoặc trẻ dị ứng thực phẩm, hóa chất, thời tiết,… Khi con xuất hiện tình trạng mề đay, ba mẹ nên:

  • Cho con mặc quần áo cotton nhẹ, vừa vặn, không mặc quần áo chật.
  • Hạn chế việc con gãi và chà xát trên da.
  • Không tự ý bôi các loại kem, gel cho con
  • Vệ sinh, tắm rửa cho con thường xuyên, tránh sử dụng nước quá nóng.
  • Nếu con có các dấu hiệu dị ứng kèm khó thở, đau quặn bụng, đi ngoài phân lỏng, sưng phù môi, mắt… ba mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ da liễu để được điều trị, tránh tái phát.

6. Mụn sữa (hạt kê)

Trẻ có thể mọc mụn sữa ngay sau khi sinh hoặc vài tuần sau sinh. Có đến 20 – 40% trẻ sinh ra gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân có thể là do hoạt động của hormon trẻ nhận từ mẹ hoặc có thể do trẻ bị phì đại tuyến bã. Mụn sữa thường không gây đau, ngứa hay nguy hiểm cho trẻ.

 

các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh
20 – 40% trẻ sinh ra bị mụn sữa

Mụn sữa xuất hiện khi có triệu chứng như nổi các nốt sần nhỏ màu trắng hoặc hồng, tập trung trên da thành đám hoặc mọc rải rác. Mụn sữa thường xuất hiện ở má, trán, ngực và lưng của trẻ.

Ba mẹ nên lưu ý khi con mọc mụn sữa:

  • Không tự ý bôi kem, thuốc hay chà xát lên các đốm mụn của con.
  • Tắm cho con hàng ngày bằng nước sạch.
  • Cho con sử dụng những loại quần áo, chăn đệm có chất liệu khô thoáng, thấm hút tốt.
  • Để nhiệt độ phòng phù hợp (khoảng 24 – 27°C ), tránh để trẻ quá nóng. Đồng thời tránh mặc quá nhiều quần áo hoặc quấn kín trẻ.

7. Viêm da tiết bã

Đây là một bệnh ngoài da không lây nhiễm thường gặp ở trẻ 0 – 3 tháng tuổi. Thường thì bệnh sẽ tự khỏi sau một thời gian ngắn, tuy nhiên một số trẻ bị kéo dài đến khi 4 tuổi. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do hormone hoặc do nấm Malassezia làm tăng tiết chất nhờn ở nang lông.

 

các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh
Viêm da tiết bã thường gặp ở trẻ 0 – 3 tháng tuổi.

Viêm da thường xuất hiện ở các vùng tiết nhiều chất nhờn như đỉnh đầu, vùng nách, lông mày, vùng sau tai,… Những vảy nhờn này có màu trắng hoặc vàng, dạng khô hoặc nhờn. Những mảng tróc đó giống như gàu nhưng không gây ngứa và khó chịu cho trẻ.

>> Xem thêm: 7 bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh mẹ đừng tưởng nhẹ mà xem thường

 

8. Cách phòng bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh

Làn da của trẻ rất nhạy cảm do cấu trúc và chức năng chưa được hoàn thiện. Vì vậy, bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh rất phổ biến. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn có thể phòng bệnh cho con bằng những biện pháp chăm sóc phù hợp, cụ thể:

  • Tắm gội cho con hàng ngày bằng bằng nước sạch cùng sữa tắm gội dành riêng cho bé.
  • Lau và vệ sinh cho con bằng các loại khăn có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt như vải xô, cotton, sợi tre,…
các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh
Cách phòng bệnh ngoài da cho trẻ sơ sinh
  • Sử dụng các loại giấy ướt lành tính, không chứa cồn hay hương liệu để vệ sinh cho con.
  • Cho con mặc quần áo thoáng mát, có thể thấm hút tốt và có chất liệu mềm mại như cotton, lụa, sợi tre,…
  • Cấp ẩm cho con bằng những sản phẩm dưỡng da lành tính, không chứa các chất gây hại như paraben, phthalate,…
  • Thường xuyên lau dọn nhà cửa, nội thất sạch sẽ, thoáng mát.
  • Thay gối, chăn cho con thường xuyên (khoảng 2 – 3 lần/tuần hoặc khi chăn gối có dấu hiệu bẩn)

Các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh đều có thể phòng tránh và điều trị khỏi nếu được xử trí đúng cách. Hy vọng qua bài viết trên, Bibo Mart đã giúp ba mẹ trang bị thêm kiến thức trong việc chăm sóc làn da của con yêu!