Cảnh báo nguy hiểm khi để mặc trẻ tự khóc

Các vị phụ huynh có con nhỏ chắc hẳn đã một lần nghe đến phương pháp cry it out; để con khóc và tự đi vào giấc ngủ. Nhiều người tin rằng việc để mặc cho trẻ sơ sinh khóc chán rồi sẽ tự “dỗ” mình ngủ sẽ giúp trẻ sau này trở thành người ngoan ngoãn, tự lập. Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự an toàn hay không? Đọc ngay những cảnh báo của chuyên gia dưới đây do Bibo Mart tổng hợp để biết thêm chi tiết về phương pháp cry it out mẹ nhé!

1. Phương pháp Cry it out là gì?

Cry it out là một phương pháp rèn luyện cho bé vào giấc ngủ. Cụ thể, cha mẹ sẽ đặt bé vào cũi, dù con quấy khóc cũng không dỗ dành hay ôm ấp. Bé có thể khóc đến khi mệt lả và chìm dần vào giấc ngủ.
Phương pháp cry it out được coi là rất hữu hiệu để rèn cho bé tính tự lập; đồng thời giúp cha mẹ không phải “vật lộn” mỗi khi dỗ con đi ngủ. Tuy nhiên trên thực tế, cách rèn giấc ngủ này lại vấp phải ý kiến trái chiều từ nhiều chuyên gia.

2. Có nên áp dụng phương pháp Cry it out cho bé không?

1. Nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là não bộ của bé

Bác sĩ Margot Sunderland; Giám đốc Khoa Đào tạo trung tâm Sức khỏe tâm lí trẻ em tại London; cho biết: “Bất cứ đứa trẻ nào khó chịu, khóc quấy rồi cũng sẽ phải ngừng. Chẳng có gì gọi là thành công khi bố mẹ để mặc con tự khóc rồi sau đó thấy trẻ nín. Đấy gọi là quá trình Phản kháng – Tuyệt vọng – Buông bỏ”.
Theo bác sĩ, não của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện nên dễ bị tổn thương. Trong năm đầu đời , các tế bào vẫn đang trong quá trình để di chuyển vào đúng vị trí. Quá trình này bị rất dễ bị ảnh hưởng bởi stress.
Những thay đổi trong não bộ do stress gây ra có thể ảnh hưởng tới hành vi cảm xúc và khả năng chịu đựng áp lực của trẻ về sau này. Hơn nữa, áp lực dồn tụ lâu ngày do trẻ khóc quấy còn gây hại cho nhịp tim, nhịp thở, hệ thống miễn dịch và hô hấp; cũng như ngăn chặn hooc-môn tăng trưởng.
Phương pháp cry it out
Não bộ của bé có thể bị tổn thương nếu luyện Cry it out sai cách

2.2. Để mặc trẻ khóc sẽ ảnh hưởng đến tâm lý

Ý kiến của bác sĩ Howard Chilton; Chuyên gia tư vấn về trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Prince of Wales và Bệnh viện Royal tại Sydney (Úc); cho rằng: “Để trẻ tự khóc hoàn toàn không có ý nghĩa gì về mặt sinh học. Giống như các loài động vật thuộc họ linh trưởng khác, con người là loài động vật tương tác liên tục. Trong những tháng đầu đời, các em bé rất cần tới cảm giác được yêu thương, nâng niu và chở che từ bố mẹ.
Do đó, sẽ rất phản khoa học nếu biến giai đoạn này của trẻ thành quãng thời gian đen tối và đầy sợ hãi; bị bỏ mặc mà không có ai vỗ về, dỗ dành. Để con tự khóc là trái ngược với bản năng làm cha mẹ tự nhiên.”
Cứ mặc kệ trẻ khi khóc quả thật sẽ làm trẻ ngừng khóc. Khi mẹ cứ mặc kệ con, để con gào thét mà không bận tâm, sẽ đến lúc bé không khóc nữa, tự nhiên im bặt và cứ thế nằm chơi một mình. Tuy nhiên, đừng mừng vội! Đó không phải là dấu hiệu bé đang dần hình thành một thói quen như mẹ nghĩ; mà vì bé cảm nhận được sự cô độc của mình và tự tách mình ra khỏi thế giới của mẹ. Trẻ ngừng khóc vì không còn hy vọng mình sẽ được quan tâm; nhu cầu của mình sẽ được đáp ứng và dần sẽ hình thành nên một đứa trẻ cô độc và vô cảm xúc.

2.3. Trẻ thiếu tự tin và độc lập sau này

Bác Tracy Cassels, tiến sĩ khoa Phát triển Tâm lí học (Canada) cho biết; “Phương pháp để trẻ tự khóc dựa trên quan niệm cho rằng nếu chúng ta làm trẻ nín khóc tức là ta đã làm trẻ hết khó chịu. Nhưng đây không phải là sự thật.
Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường có một sự không cân xứng giữa tâm lí và hành động. Ví dụ, một đứa trẻ buồn bã, khóc quấy om sòm nhưng nếu được ôm ấp và dỗ dành; bé có thể sẽ không thể hiện dấu hiệu tâm lí của việc khó chịu. Trong khi đó, một đứa trẻ im lặng, không ồn ào lại có thể đang trải qua bất ổn, khó chịu về tâm lí lớn hơn rất nhiều.
Đó là lí do vì sao cha mẹ rất cần đáp lại hành vi của con trẻ. Đáp lại hành vi của con giúp bồi đắp cảm giác an tâm; đồng thời khiến trẻ trở thành người tự tin, độc lập sau này.”

2.4. Trẻ chậm phát triển, kém thông minh

Trung tâm trẻ em Hoa Kỳ đã có những nghiên cứu và kết luận rằng; một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ chính là sự đáp ứng của người mẹ đối với nhu cầu của con. Đặc biệt hơn, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những bé nào mà bị mẹ để mặc kệ cho khóc sẽ bị chậm phát triển hơn trẻ em bình thường về khả năng vận động cũng như khả năng giao tiếp xã hội cơ bản nhất. Những em bé này có chỉ số IQ thấp hơn khoảng 9 điểm so với trẻ khác ở độ tuổi lên 5; rất khó kiềm chế cũng như điều khiển cảm xúc của mình hơn trẻ cùng lứa tuổi.

2.5. Gây nguy cơ giảm sữa mẹ

Renee Kam, chuyên gia tư vấn được chứng nhận quốc tế về Nuôi con bằng sữa mẹ cũng cảnh báo về việc để trẻ tự khóc. “Trẻ thức dậy và quấy giữa đêm; không được mẹ cho bú mà bị bỏ mặc cho khóc đến chán thì thôi không chỉ có hại cho thể chất và tâm lí của trẻ mà còn ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Nguyên nhân là do sữa mẹ được sản xuất ra dựa trên nhu cầu của trẻ. Trẻ càng được cho bú mẹ ít thì cơ thể mẹ càng ít được kích thích để tiết ra sữa.”
Việc áp dụng phương pháp nào để xử lí khi trẻ quấy khóc phụ thuộc vào quyết định của bố mẹ trẻ. Vẫn còn rất nhiều cách khác để dỗ trẻ nín khóc cũng như rèn tính kỷ luật, tự lập của bé.Trước khi có vị phụ huynh nào chọn lựa phương pháp cry it out; hãy cân nhắc đến những hậu quả nghêm trọng mà phương pháp này mang lại cho con mình.

2.6. Làm ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ cha mẹ, con cái

Một đứa trẻ bị bỏ mặc khi khóc sẽ thường ít nhờ vả cha mẹ khi chúng cần. Được chăm bẵm khi còn bé là một yêu cầu cơ bản nhất đối với một đứa trẻ. Do đó nếu khi còn bé trẻ thấy rằng không thể trông mong gì ở cha mẹ thì lúc lớn lên trẻ cũng sẽ nghĩ như thế.
Trong quá trình trưởng thành, nếu không biết tự giải quyết vấn đề, chúng sẽ không xin cha mẹ giúp đỡ. Điều này làm trẻ dễ vướng vào việc bắt nạt hoặc bị bắt nạt; nghiện ngập, mang thai khi còn vị thành niên,…. Rõ ràng, tự xoay sở giải quyết các vấn đề, mâu thuẫn khi chưa đủ sức có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực khó lường, kể cả tự tử vì vô vọng.
Có rất nhiều cách để rèn luyện con trẻ tính kỷ luật và tự lập. Để mặc con khóc là một biện pháp còn đang gây rất nhiều tranh cãi. Mẹ hãy chú ý tới độ tuổi, sự phát triển của con và dành hết tình cảm yêu thương, chăm sóc cho con. Có thế con mới lớn lên khỏe mạnh toàn diện mỗi ngày.
Theo Eva.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục