Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh là một trong những bước chăm sóc cần thiết sau khi trẻ ra đời. Nếu chăm sóc không đúng cách sẽ khiến rốn bị nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết giúp bố mẹ chăm sóc rốn cho bé sơ sinh đúng cách.
Mẹ cần chú ý vệ sinh cho rốn vào những ngày đầu tiên bé chào đời. Giữ rốn luôn được khô ráo và sạch sẽ sẽ đẩy nhanh quá trình khô rốn và rụng rốn của con. Mẹ nên dùng bông thấm cồn để bôi phần rốn và vùng da quanh chân rốn. Chờ cồn khô, quấn băng gạc rốn lại để tránh bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Nhớ rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh rốn của con mẹ nhé.
Cẩn thận khi tắm
Mẹ chú ý khi tắm cho bé phải đảm bảo rốn luôn được khô. Tránh để nước hoặc các chất lỏng khác làm ướt rốn. Nếu cuống rốn bị ướt, mẹ hãy thấm khô vùng rốn bằng bông thấm nước muối sinh lý, vệ sinh và lau khô cho con.
Cẩn thận khi mặc tã và quần áo cho bé
Mẹ nên gấp tã xuống dưới rốn nhằm tránh việc nước tiểu, phân của trẻ dính vào rốn. Không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn cho trẻ. Vì việc băng rốn nếu không được dùng bằng các sản phẩm đã được tiệt khuẩn thì sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn do rốn lâu khô.
1.2. Chăm sóc rốn trẻ sau khi rụng
Cuống rốn sẽ tự khô và rụng đi sau khoảng từ 1 đến 3 tuần. Mẹ có thể sẽ nhìn thấy một ít máu sẫm màu chảy ra. Nhưng điều này hoàn toàn bình thường, không đáng lo ngại. Sau khi cuống rốn rụng, mẹ nên dùng khăn mềm thấm nước muối sinh lý nhẹ nhàng vệ sinh chất tiết còn dư cũng như toàn bộ vùng rốn của trẻ, rồi lau khô bằng khăn sạch và mềm.
Hãy tiếp tục vệ sinh và theo dõi vùng rốn của trẻ thường xuyên. Nếu nhìn thấy rốn trẻ tiếp tục có mủ hoặc chảy máu thì hãy mang trẻ đến bác sĩ để được tư vấn ngay.
2. Mẹ nên làm gì để ngăn hiện tượng lồi rốn ở trẻ
Massage cho bé hằng ngày
Để giảm thiểu hiện tượng lồi rốn ở trẻ sau này, mẹ nên thường xuyên massage cho bé. Hằng ngày cha mẹ nên đặt trẻ nằm và massage cho trẻ nhẹ nhàng ở vùng thành bụng. Massage cũng là cách giúp bé thoải mái, gần gũi với mẹ hơn.
Dinh dưỡng cho bé
Các bà mẹ nên nhớ chế độ ăn uống cũng hết sức quan trọng và ảnh hưởng đến hình dạng rốn bé. Phụ nữ sau khi sinh nên ăn những loại thực phẩm tươi mát như canh khoai tây, canh đu đủ, rau luộc, rong biển, cháo hạt sen với chân giò… Các loại thực phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe của bà mẹ mà còn cung cấp cho trẻ nguồn sữa mát lại giàu dinh dưỡng. Khi trẻ bú sẽ ít bị táo bón vì dòng sữa mẹ mát. Bên cạnh đó cho trẻ uống thêm nước sẽ giảm thiểu khả năng trẻ bị rốn lồi sau này.
Chăm sóc trẻ chu đáo
Ngoài ra để trẻ lớn lên không bị lồi rốn, cách tốt nhất là mẹ nên cố gắng để bé sơ sinh không khóc nhiều, khóc to hay bị táo bón. Vì khi táo bón, trẻ phải rặn, mất sức, ảnh hưởng tới cơ bụng.
Trường hợp trẻ bị rốn lồi không quá to thì có thể áp dụng cách dùng đồng tiền xu 2.000 đồng bọc vào miếng gạc và dùng băng chun để quấn vào rốn trẻ. Tuyệt đối không nên quấn quá chặt sẽ khiến trẻ khó chịu. Không quấn quá lỏng, đồng xu sẽ xê dịch ra khỏi vị trí rốn lồi.
Dùng ngón tay ấn vào đồng xu đó. Mỗi ngày thực hiện một lần sau khi tắm và để nguyên miếng gạc cùng đồng xu. Chỉ cần các mẹ kiên trì làm thì chỉ trong vòng 1-2 tháng trẻ sẽ không còn bị rốn lồi.
Trường hợp kiên trì dùng đồng tiền xu mà rốn của trẻ vẫn bị phồng ra nhiều, tốt nhất các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn và có biện pháp khắc phục.
Việc chăm sóc vùng rốn trẻ sơ sinh đúng cách ngay từ sau khi sinh sẽ giúp bảo vệ trẻ tránh khỏi nguy cơ nhiễm trùng rốn. Bố mẹ hãy lưu ý luôn vệ sinh vùng rốn cho con đúng cách, và đừng quên ghé thăm Cẩm nang Mẹ & Bé của Bibo Mart để có thêm phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh hiệu quả nhé!