Sẽ rất khó để khẳng định một đứa bé có giỏi giang hay không khi trẻ chưa đến tuổi đi học. Tuy nhiên, bố mẹ hoàn toàn có thể dựa vào những dấu hiệu tưởng như “bình thường” hằng ngày lại chính là dấu hiệu của một đứa trẻ thông minh hơn người.
Dưới đây là những biểu hiện theo từng giai đoạn phát triển thường thấy ở một đứa trẻ có trí tuệ vượt trội bố mẹ có thể quan sát.
Sơ sinh: Nặng cân
Với những đứa bé sinh ra khỏe mạnh, bình thường, đây chính là tiền đề cho trí tuệ của trẻ phát triển tốt hơn.
Theo một nghiên cứu gần đây tại Anh , đứa trẻ có trọng lượng lớn hơn có nghĩa là chỉ số IQ của các bé trong tương lai cũng sẽ cao hơn vì đây là một dấu hiệu cho thấy những em bé này được nuôi dưỡng tốt hơn ngay từ trong bụng mẹ.
Từ 1 – 2 tuổi: Trẻ nghe nhiều ngôn ngữ khác nhau
Theo một báo cáo trên tạp chí khoa học Child Development, một cách để khuyến khích sự phát triển trí não ở trẻ mới biết đi là được trò chuyện bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau
Những em bé có bố mẹ nói được nhiều hơn một ngôn ngữ, hoặc được tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ khác nhau từ nhỏ thường có chỉ số cao hơn trong các bài kiểm tra IQ. Vì vậy, nếu bạn đang và sắp có con, hãy dành thời gian để trang bị ngoại ngữ cho mình. Hoặc chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ trẻ nghe ngoại ngữ như: Xem hoạt hình, nghe nhạc,…
3 tuổi: Cao hơn bạn bè cùng trang lứa
Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ, những đứa trẻ có chiều cao vượt trội hơn những người bạn của mình thường đạt điểm cao trong bài kiểm tra trí thông minh sau này. Ngay từ khi 3 tuổi, trước cả thời gian bắt đầu đi học, các bé cao hơn có khả năng thực hiện bài kiểm tra nhận thức tốt hơn đáng kể.
4 tuổi: Bé đã có thể vẽ người
Ở lứa tuổi này, nếu bé nhà bạn biết vẽ hình dáng người thì đây quả là dấu hiệu tốt. Có thể những nét vẽ còn vụng về, thô sơ nhưng điều này chứng tỏ con bạn có con mắt quan sát và óc tưởng tượng rất tốt.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học King (London, Anh) đã phân tích trên 15.000 bức tranh do các bé 4 tuổi vẽ và thấy rằng những trẻ có con mắt nghệ thuật từ nhỏ thường làm bài kiểm tra IQ tốt hơn sau này.
5 tuổi: Biết nói dối
Đây có thể là một tật xấu về sau, tuy nhiên nếu nó xuất hiện sớm ở trẻ, đây chưa hẳn là việc đáng lo ngại. Nó phản ánh khả năng ghi nhớ và xử lí vấn đê của trẻ.
Các chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Trẻ em ở Đại học Toronto (Canada) cho biết điều này là do các quy trình phức tạp liên quan đến sự gợi nhớ một câu chuyện trong quá khứ và là chỉ số tốt về IQ của một đứa trẻ.
6 tuổi: Chơi được một loại nhạc cụ
Các chuyên gia thường đưa ra lời khuyên rằng nên cho trẻ chơi ít nhất một loại nhạc cụ bởi người ta phát hiện ra rằng càng chơi được nhiều loại nhạc cụ thì kỹ năng kiểm soát lo lắng và cảm xúc càng tốt hơn.Chơi nhạc cụ không chỉ tăng cảm xúc mà còn cả trí tuệ của trẻ ở lứa tuổi này. Chính vì thế, bố mẹ hãy tạo điêu kiện cho con tiếp xúc âm nhạc từ bé nhé!
7 tuổi: Có thể đọc tốt
Có khả năng đọc tốt từ sớm là một dấu hiệu và là chỉ số quan trọng của trí thông minh vượt trội trong những năm sau này.
Trên thực tế, những trẻ thường đọc sách và có kỹ năng đọc tốt hơn mức trung bình khi 7 tuổi sẽ thực hiện tốt hơn trong các bài kiểm tra IQ ở độ tuổi thanh thiếu niên.
8 tuổi: Thích ngủ muộn
Điều này thực sự là một thói quen không tốt nhưng lại chính là dấu hiệu của trẻ thông minh, bởi não trẻ vẫn muốn hoạt động trên năng suất, chưa muốn nghỉ ngơi dù đã đến giờ ngủ thông thường.
Các nhà nghiên cứu lưu ý: “Trẻ càng thông minh thì càng có xu hướng lớn lên sẽ trở thành những người hay thức khuya và dậy muộn vào các ngày trong tuần chứ không riêng gì cuối tuần”.
9 tuổi: Ăn sáng đều đặn
Nếu con bạn luôn có một bữa sáng lành mạnh ở lứa tuổi này thì cơ hội trẻ đạt được điểm số trên trung bình trong các bài thi cao gấp đôi so với bạn bè cùng tuổi.
Những thực phẩm lí tưởng bạn có thể cho con ăn vào buổi sáng là: bánh mì, ngũ cốc, trứng, sữa,…
10 tuổi: Thích trò chuyện, tranh luận
Đến lứa tuổi này, trẻ đã bắt đầu biết nhận thức “người lớn” hơn và cũng bắt đầu hình thành “tư duy phản biện” mạnh mẽ nhất. Những dấu hiệu cơ bản ở lứa tuổi này với một đứa trẻ thông minh là: thích trò chuyện, tạo ra các quy tắc khác nhau cho trò chơi và không thích chơi với những trẻ cùng tuổi.
Nguồn: Sưu tầm