Dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ cho mẹ bầu

Ba tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi có sự phát triển vượt trội về thể chất. Do đó, nhu cầu về năng lượng, chất dinh dưỡng, vi chất của mẹ sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều hoặc không cân đối có thể dẫn tới tình trạng mẹ tăng cân nhiều nhưng con vẫn nhẹ cân, hoặc bé phát triển cân nặng quá mức… Nếu mẹ đang băn khoăn không biết xây dựng chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ như thế nào cho khoa học thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của chuyên gia BiboMart mẹ nhé!

 

1. Nhu cầu dinh dưỡng của mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

 

Dinh dưỡng cho mẹ bầu vào 3 tháng cuối thai kỳ

So với các giai đoạn trước, vào 3 tháng cuối thai kỳ, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ sẽ nhiều hơn:

 

1.1. Năng lượng

Mỗi ngày mẹ cần tăng thêm 475 Kcal so với người bình thường (tương ứng với 2 lưng bát cơm hoặc 1 bát cơm ăn kèm thức ăn).

 

1.2. Protein

Mẹ ăn tăng thêm 18g/ ngày (tương đương với 100gr thịt, cá đã loại bỏ xương, vây…).

 

1.3. Chất béo

Mẹ cần nạp vào cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng 60g chất béo/ngày. Chất béo không chỉ giúp cung cấp năng lượng, giúp mẹ hấp thu các vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) mà còn cung cấp nhiều acid béo không no cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ.

 

1.4. Vitamin và chất khoáng

3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm thai nhi phát triển vượt bậc về cân nặng, hoàn thiện các chức năng để đảm bảo cho sự sống khi chào đời. Vì vậy, bên cạnh chế độ ăn uống đa dạng, tăng cường rau xanh và hoa quả, mẹ bầu cần uống các thuốc bổ sung theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo em bé có sự phát triển tốt nhất có thể.

 

2. Những thực phẩm mẹ bầu nên sử dụng trong 3 tháng cuối

 

Thực phẩm mẹ bầu nên ăn vào 3 tháng cuối thai kỳ

3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên sử dụng các loại thực phẩm sau:

 

  • Thực phẩm giàu protein: các loại thịt, cá, trứng, sữa…
  • Thực phẩm giàu sắt: các loại rau có lá màu xạnh đậm (rau bina, cải xoăn, cải bó xôi), thịt đỏ (thịt bò, thịt trâu…), thịt gia cầm…
  • Thực phẩm giàu canxi: sữa, phomai, sữa chua, tôm, cua cá…
  • Thực phẩm giàu magie: đậu đen, cám yến mạch, lúa mạch, atiso, hạnh nhân..
  • Thực phẩm giàu DHA: cá ngừ, quả óc chó, hạt lanh…
  • Thực phẩm giàu acid folic: rau có màu xanh đạm, cam, bột yến mạch, bánh mì, ngũ cốc…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: các loại rau, trái cây, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt…
  • Thực phẩm giàu vitamin C: cam, quýt, bưởi…

 

3. Những thực phẩm mẹ bầu nên hạn chế trong 3 tháng cuối thai kỳ

 

3 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên hạn chế các đồ ngọt
Mẹ nên hạn chế thực phẩm có nhiều đường ở 3 tháng cuối thai kỳ

 

Ở 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ thấy cơ thể nặng nề hơn và di chuyển khó khăn hơn. Bên cạnh đó, không ít mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, táo bón, khó tiêu, chân phù. Do đó, ở thời điểm này, chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu không chỉ phải cung cấp đủ năng lượng, chất cần thiết cho mẹ bầu mà còn phải giúp mẹ cảm thấy dễ chịu, các vấn đề đang gặp phải không tồi tệ hơn.

 

Để có thời gian mang thai dễ dàng và thoải mái hơn, mẹ bầu trong 3 tháng cuối nên hạn chế những thực phẩm sau:

 

  • Thực phẩm cay và béo: đồ ăn chế biến nhanh, đồ chiên rán… Những thực phẩm này sẽ làm tăng sự khó chịu của hệ tiêu hóa, nhất là vào ban đêm.
  • Thực phẩm giàu natri: khoai tây chiên giòn, dưa chua, thực phẩm đống hộp, sốt cà chua…
  • Đồ uống có gas và chất kích thích.
  • Thực phẩm có nhiều đường: các loại nước ngọt, bánh ngọt, kem…
  • Thực phẩm có nhiều muối.
  • Cá có hàm lượng thủy ngân cao: cá thu, cá kiếm, cá ngói…
  • Thực phẩm không rõ nguồn gốc.

 

Hi vọng qua bài viết của chuyên gia BiboMart, mẹ bầu sẽ hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ đối với mẹ bầu để bé vừa tăng cân đạt chuẩn mà mẹ cũng thoải mái, dễ chịu. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh, bình an!

 

Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng
Bác sĩ Minh Thúy – Tư vấn sức khỏe Mẹ và bé BiboCare

Phòng đào tạo và tư vấn – BiboCare

Chỉ mục