Giải mã lý do tại sao thai nhi làm phiền mẹ vào ban đêm

rơ lưỡi cho trẻ chuẩn khoa học

Bắt đầu ở những tháng thứ 7 thai kỳ, em bé có thể ngủ tới 95% thời gian ban ngày. Vậy nên thai nhi sẽ hoạt động nhiều vào buổi đêm. Mẹ chắc chắn sẽ thấy bị làm phiền vì bị đánh thức trong đêm. Đâu là lý do thai nhi làm phiền mẹ vào ban đêm ? Hãy cùng Bibo Mart tìm hiểu nhé!

Thai nhi làm phiền mẹ vào ban đêm
Vào buổi đêm, mẹ thường bị thức giấc bởi những chuyển động của em bé

Giải mã những hành động làm phiền mẹ của thai nhi

Từ tuần thứ 16-18 thai kỳ, những chuyển động của em bé trong bụng đã đủ mạnh để khiến mẹ có thể cảm nhận được. Trên thực tế thì ngay từ tuần thứ 8, em bé đã có những chuyển động đầu tiên rồi. Tuy nhiên, vì quá nhẹ nên mẹ không thể nhận thấy.
Những chuyển động này có thể là những cú đá, đạp ngày càng mạnh. Chuyển động của bé cũng là dấu hiệu báo thai nhi đang phát triển bình thường và đang khỏe mạnh.
Tuy nhiên, những chuyển động của em bé lại diễn ra rất thất thường, không có lịch trình cụ thể. Vậy đâu là lý do mẹ lại hay cảm thấy thai nhi chuyển động nhiều vào ban đêm?

Do ban ngày mẹ làm việc và không để ý nhiều đến những chuyển động của con

Theo các chuyên gia, ở giai đoạn 7 tháng, em bé của mẹ dành hầu hết thời gian trong bụng mẹ để ngủ. Một ngày có thể ngủ tới 95% tổng thời gian, nhưng trong khi ngủ em bé vẫn chuyển động.
Các chuyên gia tại Hiệp hội mang thai Mỹ cho rằng, trong mỗi giờ, dù ngủ hay thức, em bé có thể chuyển động tới 50 lần. Theo các chuyên gia, mặc dù thai nhi chuyển động đều đặn nhưng mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận vào ban đêm hơn. Lý do là vì ban ngày chị em thường xuyên hoạt động nên sẽ không cảm nhận được. Vào ban đêm, khi mẹ nằm ổn định thì từng cú nấc hay cú đạp nhẹ của con, mẹ sẽ dễ dàng nhận ra hơn.
Thai nhi làm phiền mẹ vào buổi đêm như thế nào ?
Mẹ sẽ dễ cảm nhận được hành động của thai nhi vào ban đêm hơn

Ban đêm em bé sẽ bị thức giấc

Một lý do nữa có thể giải thích cho việc vì sao em bé hay chuyển động vào ban đêm, đó là do ban ngày mẹ thường xuyên di chuyển. Điều này lại vô tình là cách ru ngủ em bé. Đương nhiên vào ban đêm bé sẽ lạ lẫm khi không thấy mẹ di chuyển, bé sẽ tỉnh giấc và chuyển động nhiều hơn.

Em bé đi tiểu

Từ quý thứ 2, em bé có thể tự do đi tiểu tiện trong bụng mẹ. Lý do là lúc này thai nhi đã có thể tự nuốt nước ối; và nếu không đi tiểu, bụng bé sẽ không thể chứa hết được lượng nước ối nạp vào.

Việc em nuốt nước ối và đi tiểu vào nước ối là quá trình sinh lý hết sức bình thường khi ở trong bụng mẹ. Tuy vậy mỗi khi hành động này của bé diễn ra có thể khiến cho bé nhào lộn hoặc chuyển động nhiều hơn trong bụng mẹ. 

 

Em bé nghịch dây rốn

Một trò chơi có thể coi là thú vị nhất khi trong bụng mẹ của bé chính là nghịch dây rốn. Từ quý thứ 2 trở đi, em bé đã có thể tự dùng tay để với, cầm lấy dây rốn để nghịch. Tuy nhiên, hành động này đôi khi cũng khiến bé gặp trục trặc khi dây rốn quấn quanh cổ bé. Lúc này, bé thường có phản xạ đạp mạnh để thoát khỏi tình trạng đó và khiến mẹ bị thức giấc.

 

>> Xem thêm: Cách vệ sinh rốn cho trẻ 

Thai nhi phản ứng với âm thanh, hương vị

Hơn nữa, thai nhi cũng bắt đầu phản ứng với âm thanh khi sang tháng thứ bảy của thai kỳ. Thậm chí bé còn bắt đầu biết phản ứng với những điều bé thích. Giọng nói của mẹ là điều bé thích nhất. Khi bé được nghe nhiều âm thanh mới lạ, bé cũng có xu hướng đạp nhiều hơn.
Ngoài ra, bé cũng có thể cảm nhận được hương vị các loại thực phẩm mẹ ăn qua nước ối. Nếu mẹ ăn những thực phẩm mùi đặc trưng thì bé cũng đạp để biểu thị cảm xúc của mình.
Nếu bạn thấy bé đạp nhiều, đặc biệt vào ban đêm, hãy ngồi xuống trong một lúc. Trường hợp mẹ thấy bé không đạp, cũng đừng quá lo lắng. Có thể bé đang ngủ hoặc bé có những cử động rất nhỏ mà mẹ không thể biết được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *