Giật mình: mẹ để con mặc bỉm quá lâu có thể gây dị tật bộ phận sinh dục

rơ lưỡi cho trẻ chuẩn khoa học
Nhiều bậc cha mẹ hiện nay khi đóng bỉm (tã) cho con quá chủ quan nên không hề nghĩ tới việc đóng bỉm sai cách sẽ gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Bởi theo các bác sĩ nhi khoa, đóng bỉm quá lâu sẽ gây ra dị tật ở bé, nhất là các bé gái.
Thói quen do đóng bỉm
Thạc sĩ Nguyễn Đình Liên – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, dị tật ở vùng kín của bé gái thường ít được quan tâm hơn các bé trai. Dị tật ở vùng kín của bé gái không khó chữa, nhưng có những bệnh nếu không được điều trị hoặc chữa muộn sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống và cả khả năng sinh sản và đời sống tình dục của trẻ khi trưởng thành.
Chị N.T.H trú tại Long Biên, Hà Nội cho biết con gái chị 1,5 tuổi, bé có thể tự ngồi để đi vệ sinh. Chị Hà không bao giờ để ý đến vùng kín của con. Nhiều lần tắm, lau chùi cho bé chị chỉ làm bình thường vì sợ làm tổn thương vùng kín.
Chị H để ý mỗi lần cho con đi tiểu, nước tiểu của bé chẽ ra thành nhiều tia, không thành một dòng như các bé khác. Lúc đầu chị tưởng bé gái tè như thế nên không để ý. Đến khi đi học, cô giáo nhìn thấy bất thường nên nói với chị H.
Chị H cho con đi kiểm tra, bác sĩ cho biết cháu bị dính môi bé, đây là dị tật ở bé gái do vệ sinh không đúng cách hoặc đóng bỉm quá lâu gây viêm dính môi bé. Dị tật này rất khó phát hiện nếu cha mẹ không quan sát kỹ. Chị cực kỳ sốc với căn bệnh đến từ bỉm này.
Với những trường hợp này, bác sĩ dùng thủ thuật đơn giản, dùng dụng cụ tách hai môi bé ra, và bệnh nhân được về nhà ngay, sau đó chỉ cần bố mẹ vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày là bệnh sẽ khỏi hẳn.
Dị vật phì đại âm vật
Chị V.T.L trú tại Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội thấy vùng kín của con tự nhiên bị phì đại bất thường. Chị đưa con đi kiểm tra bác sĩ cho biết bé bị thoát vị bẹn. May mắn, các bác sĩ đã phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn cho bệnh nhi.
Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nhiều bé bị thoát vị bẹn to chèn ép cả âm vật của các bé. Những trường hợp này cấp cứu muộn còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé.
Bác sĩ Liên cho biết thoát vị bẹn ở trẻ nữ cũng giống như bé trai. Khi trẻ sinh ra, một túi nhỏ thông từ khoang bụng ra lỗ bẹn sẽ được bít lại, nhưng vì lý do nào đó, túi thoát vị này không được bít sẽ khiến các cơ quan trong ổ bụng như ruột chui xuống dưới và tạo nên một khối phồng ở vùng bẹn, thường là trên xương mu, khiến một bên môi lớn to, bên kia nhỏ ở bé gái, hay ở bìu nếu là trẻ trai.
Nếu không được mổ kịp thời, có thể xảy ra hiện tượng ruột, buồng trứng chui xuống bên dưới bị nghẹt và hoại tử nguy hiểm tới tính mạng của trẻ nhỏ.
Còn một hiện tượng phì đại âm vật bất thường đó là hiện tượng âm vật phát triển bất thường. Bác sĩ Liên cho biết những trường hợp này tương đối phức tạp và liên quan đến việc xác định giới tính của trẻ.
Đây có thể là triệu chứng của một số bệnh như: lưỡng giới giả nam (bộ nhiễm sắc thể giới tính là nam nhưng cơ thể lại phát triển theo hướng nữ), bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh ở trẻ gái (bộ nhiễm sắc thể giới tính là nữ nhưng do tuyến thượng thận tiết ra quá nhiều hoóc môn nam nên cơ thể dần thay đổi như nam), trẻ bị u buồng trứng….Để điều trị bệnh này, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh cụ thể.
Bác sĩ Liên cho biết để phát hiện sớm các dị tật của trẻ gái, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra vùng kín cho các bé. Những dị tật mà không phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng đến tương lai của các bé.
Những bệnh thường gặp khi cho con đóng bỉm quá lâu
– Hăm, loét, viêm da : Bỉm để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da của bé. Mặc bỉm quá lâu không những khiến trẻ cảm thấy bức bối, dễ bị hăm. Trẻ đóng bỉm suốt ngày bị “ngâm” hàng tiếng đồng hồ trong nước tiểu dễ bị lở loét.
– Nhiễm khuẩn tiết niệu: Việc đóng bỉm nhiều không đảm bảo vệ sinh sẽ gây nhiễm khuẩn, nhất là vùng da ở bẹn hoặc bộ phận sinh dục. Khi bé đi tiểu tiện, nước tiểu, các chất cặn bã do cơ thể đào thải ra sẽ đọng lại bỉm, tích tụ ở đó và vi khuẩn sẽ phát triển, gây viêm nhiễm tại chỗ, hoặc viêm ngược dòng lên đường tiết niệu, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
– Không kiểm soát được việc đi vệ sinh: Việc lạm dụng bỉm sẽ gây cho trẻ một thói quen xấu là nếu buồn thì cứ bài tiết tự động trong bỉm, dần dần trẻ sẽ mất phản xạ gọi để báo cho cha mẹ lúc cần đi khi đã biết nói. Kết quả là trẻ có thể đi tiểu không kiểm soát được hoặc hay bị tè dầm khi lớn.
– Suy thận: Nếu bố mẹ đóng bỉm cho trẻ quá lâu, không thay ngay khi trẻ đại tiện, dẫn tới viêm nhiễm lâu ngày. Quá trình này tích tụ lâu ngày, gây nhiễm trùng đường tiểu dưới lan lên đường tiểu trên gây biến chứng viêm thận, bể thận, suy thận.
Mặc bỉm thế nào cho đúng cách
Các chuyên gia đều khuyên, chỉ nên đóng bỉm cho trẻ vào buổi tối. Hạn chế bắt bé phải mặc bỉm, tã vào những ngày nóng.
Khi mua bỉm cần chú ý mua loại có nhãn mác, bỉm phải đạt độ thấm hút tốt và thấm đều, vách chống trào tốt. Miếng dán đạt độ bám dính tốt và không tạo tiếng kêu to khi mở ra. Bỉm có thiết kế vừa vặn với bé. Chất liệu mặt ngoài của bỉm cũng phải bền và thoáng khí.
Chỉ nên đeo bỉm tối đa 4 – 6 tiếng. Thay ngay khi bé đi đại tiện. Khi thay nên lau sạch vùng bẹn và mông của trẻ bằng nước ấm. Chỉ nên đóng bỉm mới khi da trẻ đã khô hẳn.
Mỗi ngày nên để bé “thả rông” vài ba tiếng để da khô thoáng. Tuyệt đối không dùng phấn thoa lên vùng hăm tã vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, không thoát mồ hôi gây nên kích ứng. Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào giờ nhất định để hạn chế mặc bỉm ban ngày.
Khi trẻ có biểu hiện viêm da phải dừng ngay mặc bỉm hoặc tã giấy, làm thông thoáng, khô, sạch vùng da bị viêm, nếu không khỏi phải đưa đến bác sĩ ngay.
Tổng hợp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *