Dashi là một nguyên liệu quan trọng trong quá trình cho bé ăn dặm kiểu Nhật; nhằm tạo nên hương vị thơm ngon, đậm đà cho các món cháo, súp. Cho nước dashi vào các món ăn cho bé sẽ kích thích con ăn ngon miệng. Trong bài viết dưới đây, Bibo Mart sẽ hướng dẫn mẹ 11 công thức nấu dashi rau củ tại nhà cực đơn giản khiến con yêu thích mê! Mẹ hãy theo dõi nhé!
1. Nước dashi là gì?
Dashi là một loại nước dùng quen thuộc trong ẩm thực Nhật Bản; thường là nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn như súp miso, nước dùng mì, bánh takoyaki,… Theo công thức cổ truyền, nước dashi là thành phẩm thu được từ quá trình nấu và lọc nước nấu tảo bẹ cùng cá bào.
Tuy nhiên ngày nay, người Nhật đã tạo ra nhiều biến thể khác của loại nước dùng này; có thể kể đến như dashi rong biển, dashi nấm, dashi cá mòi, dashi rau củ từ cá khô, xương gà (nấu súp gà cho bé), từ rau củ, hay nấm hương,… Do đó, từng món ăn các mẹ sẽ sử dụng nguyên liệu khác nhau trong cách nấu nước dashi cho bé.
2. Các loại rau củ kỵ nhau khi nấu nước dashi
Có một số nguyên tắc mẹ cần nhớ chọn rau để có cách nấu nước dashi cho hiệu quả. Đó là có một số loại rau củ quả sẽ kỵ nhau khi nấu nước Dashi như:
- Không nấu chung cải trắng và cà rốt: Cải trắng giàu vitamin C, tuy nhiên cà rốt thì có nhiều enzyme phân giải vitamin C. Do đó, mẹ không nên nấu chung hai loại của quả này để tránh thất thoát dinh dưỡng.
- Không nấu chung cải thìa và bí đỏ: Bí đó có nhiều enzyme dễ phá hủy vitamin C trong cải thìa. Do đó, mẹ không nên mấu 2 loại rau củ này với nhau
- Không nấu chung khoai tây, khoai lang, cà chua: trường hợp mẹ nấu 3 loại thực phẩm này dễ gây tiêu chảy cho trẻ sơ sinh.
- Không nấu chung cà chua, dưa leo: Dưa leo có chất phân giải vitamin C trong cà chua. Do đó, mẹ nên hạn chế 2 loại rau quả với nhau tránh để hao hụt vitamin C trong chế biến.
Nước dashi sau khi chế biến mẹ có thể để đông dùng trong 5 đến 7 ngày. Khi sử dụng nước dashi mẹ chỉ cần hấp cách thủy hoặc quay lò vi sóng để sử dụng mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Hoặc vào buổi tối trước khi sử dụng mẹ cho nước dashi xuống ngăn mát tủ lạnh để nước tan từ từ đến ngày mai là nấu kịp.
Ba mẹ hoàn toàn sử dụng đa dạng nhiều loại rau củ quả khác mà bé thích như nước luộc rau cải ngọt, su su, bắp cải,… Ba mẹ chọn rau củ có vị ngọt hay dễ ăn để món ăn có hương vị hấp dẫn và dễ ăn hơn cho bé.
3. Công thức nấu dashi rau củ chuẩn Nhật
Dưới dây là cách nấu nước dashi chuẩn Nhật, mẹ có thể lưu lại để chế biến cho bé yêu của gia đình:
4. Tổng hợp 11 công thức nấu dashi rau củ cho bé yêu
Để mẹ tiện chế biến cho bé, Bibo Mart đã tổng hợp 11 công thức nấu dashi rau củ được ưa chuông hiện nay. Mẹ hãy tham khảo để nấu cho bé yêu nhé:
4.1 Bí đỏ, củ cải, khoai tây, ngô ngọt, súp lơ
Bước 1: Chuẩn bị 250g rau củ (bí đỏ, củ cải, khoai tây, ngô ngọt, súp lơ) và 800ml nước. Sơ chế nguyên liệu và đem các loại rau củ rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Bước 2: Mẹ đun sôi nước sau đó bỏ các loại rau củ lâu mềm như bí đỏ, củ cải, khoai tây, ngô ngọt từ 15 đến 20 phút (tùy theo thời tiết cũng như mẹ đung bằng ga hay điện). Tiếp sau đó bỏ súp lơ còn lại vào nồi nấu trong 10 phút rồi tắt bếp.
4.2 Mướp nhật, mía, khoai tây, cà rốt, súp lơ
Bước 1: Chuẩn bị 250g rau củ (mướp nhật, mía, khoai tây, cà rốt, súp lơ) và 800ml nước. Sơ chế nguyên liệu và đem các loại rau củ rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Bước 2: Mẹ đun sôi nước sau đó bỏ các loại rau củ lâu mềm như mướp nhật, mía, khoai tây, cà rốt từ 15 đến 20 phút (tùy theo thời tiết cũng như mẹ đung bằng ga hay điện). Tiếp sau đó bỏ súp lơ còn lại vào nồi nấu trong 10 phút rồi tắt bếp.
4.3 Bí đỏ, khoai tây, ngó sen, bí đao, mùng tơi
Bước 1: Chuẩn bị 250g rau củ (Bí đỏ, khoai tây, ngó sen, bí đao, mùng tơi) và 800ml nước. Sơ chế nguyên liệu và đem các loại rau củ rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Bước 2: Mẹ đun sôi nước sau đó bỏ các loại rau củ lâu mềm như dí đỏ, khoai tây, ngó sen, bí đao từ 15 đến 20 phút (tùy theo thời tiết cũng như mẹ đung bằng ga hay điện). Tiếp sau đó bỏ mùng tơi còn lại vào nồi nấu trong 10 phút rồi tắt bếp.
4.4 Bí đỏ, khoai lang, cà rốt, đậu cô ve, susu
Bước 1: Chuẩn bị khoảng 250g rau củ (bí đỏ, khoai lang, cà rốt, đậu cô ve, susu) và 800ml nước đến 1 lít. Sơ chế nguyên liệu và đem các loại rau củ rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Bước 2: Mẹ đun sôi nước sau đó bỏ các loại rau củ lâu mềm như bí đỏ, khoai lang, cà rốt, đậu cô ve, susu từ 20 đến 25 phút (tùy theo thời tiết cũng như mẹ đung bằng ga hay điện).
4.5 Bí đỏ, củ đậu, cà rốt, đậu bắp, súp lơ
Bước 1: Chuẩn bị 250g rau củ (Bí đỏ, củ đậu, cà rốt, đậu bắp, súp lơ) và 800ml nước. Sơ chế nguyên liệu và đem các loại rau củ rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Bước 2: Mẹ đun sôi nước sau đó bỏ các loại rau củ lâu mềm như Bí đỏ, củ đậu, cà rốt từ 15 đến 20 phút (tùy theo thời tiết cũng như mẹ đung bằng ga hay điện). Tiếp sau đó bỏ đậu bắp, súp lơ còn lại vào nồi nấu trong 10 phút rồi tắt bếp.
4.6 Bí đỏ, khoai tây, ngô bao tử, bắp cải tím, susu
Bước 1: Chuẩn bị 250g rau củ (Bí đỏ, khoai tây, ngô bao tử, bắp cải tím, susu) và 800ml nước. Sơ chế nguyên liệu và đem các loại rau củ rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Bước 2: Mẹ đun sôi nước sau đó bỏ các loại rau củ lâu mềm như bí đỏ, khoai tây, bắp cải tím từ 15 đến 20 phút (tùy theo thời tiết cũng như mẹ đung bằng ga hay điện). Tiếp sau đó bỏ ngô bao tử, susu còn lại vào nồi nấu trong 10 phút rồi tắt bếp.
4.7 Hành tây, súp lơ, cà rốt, bầu, bắp cải
Bước 1: Chuẩn bị 250g rau củ (hành tây, súp lơ, cà rốt, bầu, bắp cải) và 800ml nước. Sơ chế nguyên liệu và đem các loại rau củ rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Bước 2: Mẹ đun sôi nước sau đó bỏ các loại rau củ lâu mềm như hành tây, súp lơ, cà rốt, bầu từ 15 đến 20 phút (tùy theo thời tiết cũng như mẹ đung bằng ga hay điện). Tiếp sau đó bỏ bắp cải còn lại vào nồi nấu trong 10 phút rồi tắt bếp.
4.8 Khoai lang, cà chua, ngó sen, đậu hà lan, ngô ngọt
Bước 1: Chuẩn bị 250g rau củ (khoai lang, cà chua, ngó sen, đậu hà lan, ngô ngọt) và 800ml nước. Sơ chế nguyên liệu và đem các loại rau củ rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Bước 2: Mẹ đun sôi nước sau đó bỏ các loại rau củ lâu mềm như khoai lang, cà chua, ngó sen, ngô ngọt từ 15 đến 20 phút (tùy theo thời tiết cũng như mẹ đung bằng ga hay điện). Tiếp sau đó bỏ đậu hà lan còn lại vào nồi nấu trong 10 phút rồi tắt bếp.
4.9 Củ đậu, bí đao, bí ngòi, ngô ngọt, bắp cải tím
Bước 1: Chuẩn bị 250g rau củ (củ đậu, bí đao, bí ngòi, ngô ngọt, bắp cải tím) và 800ml nước. Sơ chế nguyên liệu và đem các loại rau củ rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Bước 2: Mẹ đun sôi nước sau đó bỏ các loại rau củ lâu mềm như củ đậu, bí đao, bí ngòi, ngô ngọt từ 15 đến 20 phút (tùy theo thời tiết cũng như mẹ đung bằng ga hay điện). Tiếp sau đó bỏ bắp cải tím còn lại vào nồi nấu trong 10 phút rồi tắt bếp.
4.10 Ngó sen, bí ngô, khoai lang, mướp nhật, bắp cải
Bước 1: Chuẩn bị 250g rau củ (ngó sen, bí ngô, khoai lang, mướp nhật, bắp cải) và 800ml nước. Sơ chế nguyên liệu và đem các loại rau củ rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Bước 2: Mẹ đun sôi nước sau đó bỏ các loại rau củ lâu mềm như ngó sen, bí ngô, khoai lang, mướp nhật từ 15 đến 20 phút (tùy theo thời tiết cũng như mẹ đung bằng ga hay điện). Tiếp sau đó bỏ bắp cải còn lại vào nồi nấu trong 10 phút rồi tắt bếp.
4.11 Ngô bao tử, củ cải, cà rốt, mướp hương, mùng tơi
Bước 1: Chuẩn bị 250g rau củ (ngô bao tử, củ cải, cà rốt, mướp hương, mùng tơi) và 800ml nước. Sơ chế nguyên liệu và đem các loại rau củ rửa sạch, cắt khúc nhỏ.
Bước 2: Mẹ đun sôi nước sau đó bỏ các loại rau củ lâu mềm như ngô bao tử, củ cải, cà rốt, mướp hương từ 15 đến 20 phút (tùy theo thời tiết cũng như mẹ đung bằng ga hay điện). Tiếp sau đó bỏ mùng tơi còn lại vào nồi nấu trong 10 phút rồi tắt bếp.
>>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật tốt nhất cho trẻ 5 đến 8 tháng (Phần 1)
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care