Trẻ sơ sinh bị hăm tã khi ba mẹ mặc tã (bỉm) hoặc vệ sinh cho con chưa đúng cách. Tình trạng này tuy không nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ, nhưng sẽ làm trẻ khó chịu. Nếu được phát hiện sớm, hăm tã ở trẻ sơ sinh có thể điều trị tại nhà và tự khỏi sau vài ngày. Vậy ba mẹ đã biết gì về hăm tã và cách phòng ngừa cũng như điều trị chưa? Cùng Bibo Mart tìm hiểu ngay nhé!
Nguyên nhân hăm tã ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết
Hăm tã ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong đó, có một số các nguyên nhân phổ biến bao gồm:
– Ba mẹ, người chăm sóc sử dụng bỉm cho bé chưa đúng cách. Bé mặc một bỉm trong thời gian quá dài (> 5 giờ), size bỉm không phù hợp với bé.
– Không đảm bảo vùng da tiếp xúc với bỉm khô thoáng.
– Sử dụng thuốc chống hăm chưa đều đặn.
– Có một số ít trẻ dị ứng với chất liệu của bỉm hoặc da bé quá nhạy cảm.
– Bề mặt bỉm ba mẹ lựa chọn cho trẻ thô ráp so với làn da mỏng manh của bé.
Dấu hiệu trẻ bị hăm tã
Chỉ cần quan sát con kỹ càng, ba mẹ đã có thể dễ dàng nhận thấy con có bị hăm tã không. Ba mẹ hãy chú ý đến các biểu hiện của một trẻ sơ sinh bị hăm tã bao gồm:
– Bé khó chịu, hay quấy khóc và ngủ không ngon giấc.
– Phần da tiếp xúc với bỉm mẩn đỏ, nổi các mụn nhỏ li ti, thậm chí có thể sưng tấy.
– Khi tắm hoặc thay bỉm bé giật mình hoặc khóc rất to.
– Các triệu chứng hăm tã lúc đầu khá nhẹ và tưởng chừng như vô hại. Nhưng nếu trẻ không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Lúc này trẻ xuất hiện các mụn nước tập trung thành đám trên nền da đỏ, chảy nước, phù nề. Đồng thời trẻ ngứa, khó chịu và quấy khóc nhiều.
Biện pháp ngăn ngừa và xử lý khi trẻ sơ sinh bị hăm tã
Để ngăn ngừa và làm giảm nhẹ hăm tã ở trẻ sơ sinh, ba mẹ thực hiện các biện pháp sau:
– Thay bỉm cho bé thường xuyên (tối đa 4 giờ/ lần). Nếu trẻ đi đại tiện, ba mẹ nên thay luôn bỉm cho trẻ. Bên cạnh đó, ba mẹ cần chọn size bỉm phù hợp với cân nặng của trẻ.
– Vệ sinh vùng da mặc bỉm thường xuyên: Trước khi thay bỉm mới, ba mẹ nên rửa sạch tay, nhẹ nhàng vệ sinh vùng da tiếp xúc bỉm của bé với khăn ấm ẩm. Sau đó lau khô bằng khăn sạch mềm (khăn không mùi, không cồn).
– Sử dụng sản phẩm chống hăm: Sau khi vệ sinh vùng da mặc bỉm, trước khi mặc bỉm, ba mẹ sử dụng thuốc chống hăm bôi hết vùng da tiếp xúc với bỉm. Điều này góp phần cải thiện tình trạng da với bé đang bị hăm và ngăn ngừa hăm quay trở lại. Có 3 tiêu chí hàng đầu khi chọn sản phẩm chống hăm cho trẻ là: thành phần lành tính, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được các chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng.
– Để mông bé thoáng mát nhiều nhất có thể.
– Lựa chọn loại tã – bỉm an toàn cho bé: cha mẹ nên chọn loại tã có chất liệu mềm mại, khả năng thấm hút tốt, thoáng khí, ít chất tạo mùi, ít hóa chất, đã được chứng nhận y khoa về độ an toàn.
– Nếu tình trạng hăm tã không cải thiện sau vài ngày, thậm chí là nặng lên, ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Một số thuốc trị hăm cho bé hiệu quả
Kem bôi hăm là một bảo bối hữu ích trong phòng và điều trị trẻ sơ sinh bị hăm tã. Với thành phần kẽm oxide, petrolatum, kem có tác dụng làm dịu da, bảo vệ da trẻ khỏi ẩm ướt. Ba mẹ có thể tham khảo những thuốc bôi trị hăm cho bé hiệu quả sau:
1. Kem hăm tã Sudocrem
Kem hăm tã Sudocrem có thành phần chính gồm oxit kẽm và mỡ cừu. Những chất này không chỉ giúp làm dịu vết hăm hiệu quả nhờ tính năng làm liền da, kháng khuẩn mà còn mang tới hiệu quả làm mềm, mịn và trơn da cho bé. Sudocrem có xuất xứ từ Ireland sẽ là gợi ý lý tưởng cho các bà mẹ đang có con trong độ tuổi sơ sinh hay thường xuyên đóng tã bỉm, giúp bé luôn thoải mái hoạt động vui chơi hàng ngày.
2. Kem chống hăm Bepanthen
Kem chống hăm dưỡng ẩm Bepanthen là một trong những sản phẩm vô cùng cần thiết với các gia đình có trẻ nhỏ nhờ công dụng chống hăm cho các bé một cách hiệu quả. Với các thành phần đảm bảo an toàn, kem hăm Bepanthen mang đến cho bố mẹ sự lựa chọn tin tưởng, yên tâm cho bé khi sử dụng. Các thành phần kem chống hăm Bepanthen đảm bảo an toàn với làn da mỏng manh, nhạy cảm của các bé trong giai đoạn đầu đời.
3. Kem trị hăm Bubchen
Kem trị hăm Bubchen là sản phẩm trị hăm dạng kem, giúp dưỡng ẩm và phục hồi vùng da bị hăm đỏ và đau nhức của bé. Với dưỡng chất đặc biệt, sản phẩm giúp cho vùng da nhạy cảm khỏi bị hăm, giúp da trẻ luôn khô thoáng và sạch sẽ. Tinh dầu hoa cúc kết hợp mật ong có trong kem Bubchen có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm, xoa dịu những vùng da bị hăm ngứa một cách nhẹ nhàng. Sản phẩm không chứa dầu khoáng, không gây kích ứng da, sẽ là lựa chọn hoàn hảo giúp bảo vệ làn da bé.
4. Kem hăm 3 tác động Chicco
Kem hăm 3 tác động Chicco 0M+ với các thành phần dưỡng chất mang tới 3 lợi ích cho làn da, giúp mẹ chăm sóc sức khỏe bé tốt hơn. Kem trị hăm Chicco có thể đồng thời ngăn ngừa và trị hăm hiệu quả. Cùng với đó là tác dụng nuôi dưỡng, chăm sóc làn da bé từ bên trong. Sản phẩm không chứa cồn và chất tạo màu, không hương liệu, parabens, không gây kích ứng, dị ứng da, an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn.
5. Kem chống và trị hăm hữu cơ Azeta Bio
Kem chống và trị hăm hữu cơ Azeta Bio mang đến một giải pháp hữu hiệu điều trị và phòng chống hăm ở trẻ, giúp làn da mịn màng để bé thoải mái vui đùa, học hỏi. Được chiết xuất từ hạt Sachi với quy trình hữu cơ 100%, sản phẩm không những phát huy hiệu quả tuyệt vời mà còn cung cấp độ ẩm và lớp bảo vệ cho da bé nhờ dưỡng chất Omega 3,6,9 dồi dào. Đặc biệt, sản phẩm không chứa cồn, không hương liệu, không gây kích ứng da, phù hợp với cơ thể non nớt của bé.
Hi vọng qua bài viết, ba mẹ đã biết phòng ngừa và điều trị cho trẻ sơ sinh bị hăm tã. Để con luôn khỏe mạnh, ba mẹ hãy lựa chọn các sản phẩm chăm sóc phù hợp, chất lượng và đảm bảo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng hăm tã ở trẻ hoặc muốn tư vấn thêm về các sản phẩm phòng và điều trị hăm tã, ba mẹ hãy gọi ngay đến hotline 18006886 của Bibo Mart để được giải đáp và tư vấn kỹ hơn nhé!
Có thể mẹ quan tâm:
Kem dưỡng ẩm và kem trị hăm tã nào tốt cho trẻ sơ sinh?
Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý dứt điểm hăm tã