Mách mẹ cách giúp bé tránh tái phát hen suyễn khi trời chuyển mùa

sự phát triển của trẻ sơ sinh
Giao mùa là thời điểm rất nhạy cảm đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Đây là lúc con dễ mắc các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp nhất, trong đó có bệnh hen suyễn. Để giúp bé tránh tái phát hen suyễn khi thời tiết thay đổi, mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

 

1. Hen suyễn là bệnh như thế nào?

Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản (Asthama) là một căn bệnh hô hấp mãn tính. Hen suyễn xảy ra khi có sự co thắt của đường phế quản (đường dẫn không khí từ mũi và cổ họng đến phổi) và sự viêm nhiễm của niêm mạc phế quản. Nếu trẻ bị hen suyễn, lớp niêm mạc của đường thở sẽ bị sưng lên, viêm nhiễm và dễ bị kích ứng. Điều này ảnh hưởng đến lượng không khí ra vào phổi, gây khó khăn cho bé khi thở. Vì vậy, trẻ sẽ có cảm giác khó thở, thở khò khè, ho và tức ngực. 

 

hen suyễn
Hen suyễn xảy ra do đường phế quản co thắt và viêm nhiễm niêm mạc phế quản
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản ở trẻ. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
– Do yếu tố di truyền: Nếu ba mẹ hoặc người thân có tiền sử bệnh hen suyễn thì trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao.
– Do yếu tố môi trường: Tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, lông thú, khói thuốc lá, hóa chất hoặc ô nhiễm không khí có thể kích thích các cơn hen suyễn.
– Nhiễm trùng đường hô hấp: Trẻ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cúm, cảm lạnh cũng có thể làm tăng nguy cơ tái phát hen suyễn.


2. Triệu chứng hen suyễn ở trẻ em

 

hen phế quản
Triệu chứng phổ biến của hen suyễn là ho, thở khò khè, khó thở, tức ngực

Triệu chứng của bệnh hen suyễn có thể khác nhau, tùy theo độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh hen suyễn bao gồm:

  • Ho, đặc biệt là khi vận động, cười, hoặc khi tiếp xúc với các yếu tố kích ứng.
  • Thở khò khè, nhất là khi thở ra.
  • Khó thở, có thể khiến người bệnh phải gắng sức khi thở.
  • Tức ngực, có cảm giác nặng nề ở quanh vùng ngực.
  • Mệt mỏi, khó ngủ, khó ăn
  • Hay quấy khóc
  • Mặt, môi và da chuyển sang tái nhợt, xanh xao

 

>>> Xem thêm: 10 căn bệnh trẻ hay gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh

3. Các mức độ của bệnh hen phế quản

 

bệnh hen suyễn
Bệnh hen phế quản được phân loại thành 4 mức độ
Bệnh hen phế quản có thể được phân loại thành các mức độ khác nhau dựa trên các triệu chứng:
Hen suyễn nhẹ: Các triệu chứng xuất hiện ít hơn 2 lần mỗi tuần, không xuất hiện vào ban ngày và không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Các cơn hen không ảnh hưởng nặng đến chức năng phế quản.
Hen suyễn trung bình: Các triệu chứng xuất hiện 2-6 lần mỗi tuần, có thể xuất hiện vào ban ngày như ho, thở khò khè, khó thở. Các cơn hen có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày nhưng không gây khó khăn nhiều cho chức năng phế quản.
Hen suyễn nặng: Các triệu chứng xuất hiện mỗi ngày, có thể xuất hiện vào ban ngày và ban đêm. Các cơn hen gây khó khăn cho đường thở, có thể ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
Hen suyễn nghiêm trọng: Các triệu chứng xuất hiện liên tục cả ngày và đêm. Các cơn hen gây hạn chế lớn về chức năng phế quản. Người bệnh bị suy hô hấp, có thể đe dọa tới tính mạng.

4. Tại sao trẻ mắc bệnh hen suyễn dễ bị lên cơn khi thời tiết thay đổi?

 

hen phế quản ở trẻ
Thời tiết thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến đường thở của trẻ, khiến trẻ dễ bị lên cơn hen suyễn
Khi chuyển mùa, thời tiết thường thay đổi thất thường, đặc biệt là khi trời mưa. Các yếu tố như áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm, thành phần các chất khí trong không khí,…cũng thay đổi theo. Những thay đổi này có thể tác động trực tiếp đến đường thở của trẻ, khiến trẻ dễ bị lên cơn hen suyễn. Ngoài ra, thời tiết thay đổi cũng làm thành phần các chất gây dị ứng trong không khí thay đổi. Những chất gây dị ứng này có thể kích thích các cơn hen phế quản ở trẻ em có cơ địa dị ứng.
Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm bé thường dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp. Đối với bé có sẵn cơ địa hen phế quản, dù bị cảm lạnh thông thường cũng có thể lên cơn suyễn. Vi-rút gây cảm lạnh (rhinovirus) đã được chứng minh là tác nhân quan trọng gây tái phát cơn hen suyễn ở trẻ em.

5. Làm gì để giúp trẻ khỏi bị lên cơn hen suyễn?

bệnh hen suyễn ở trẻ em
Khi thời tiết lạnh, cần giữ ấm cho trẻ để tránh bị nhiễm khuẩn hô hấp
Để phòng ngừa tái phát các cơn hen suyễn ở trẻ em khi chuyển mùa, ba mẹ cần lưu ý một số biện pháp sau:
  • Cần chú ý giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và bụng. Nếu bé cần ra ngoài trời khi trời lạnh, hãy cho bé mặc quần áo ấm, , khăn quàng cổ, và găng tay.
  • Tránh để bé tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, bụi, nấm mốc,…
  • Không tùy tiện sử dụng các loại dầu có mùi nồng như dầu khuynh diệp, dầu xanh để làm ấm cho bé. Vì đây cũng là yếu tố có thể kích thích các cơn suyễn khởi phát.
  • Hạn chế cho trẻ bị hen phế quản tiếp xúc gần gũi với người đang bị cảm, ho.
  • Vệ sinh và rửa tay thường xuyên để đề phòng bé không bị lên cơn hen. Ba mẹ và bé nên rửa tay sau khi đi từ ngoài đường về nhà; trước và sau khi ăn; sau khi làm vệ sinh; trước và sau khi chăm sóc trẻ.
  • Đảm bảo bé được tiêm phòng đầy đủ, bao gồm cả vắc-xin cúm và vắc-xin phế cầu khuẩn.
  • Đảm bảo trẻ dùng thuốc phòng hen phế quản theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng liều thuốc khi cơn hen phế quản xảy ra.
  • Theo dõi các triệu chứng của trẻ và đưa đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Trên đây là một số lưu ý cho mẹ để phòng tránh tái phát hen suyễn ở trẻ khi chuyển mùa. Với sự chăm sóc đúng cách, bé có thể hạn chế bệnh xảy ra và sống khỏe mạnh, vui vẻ. Bibo Mart chúc mẹ và bé thật nhiều sức khỏe, không còn phải lo lắng khi thời tiết thay đổi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục