Mang thai là một điều kỳ diệu đối với những người làm mẹ. Đặc biệt hơn nếu đây là lần mang thai đầu của mẹ. Mẹ sẽ có những cảm nhận mới lạ trong khoảng thời gian hiếm hoi này. Tuy nhiên mẹ cần theo dõi những lần thai nhi đạp, tần suất thai nhi đạp. Bởi vì chính những lần đạp tưởng như đương nhiên đó đã phần nào phản ánh sức khỏe của thai nhi đó. Cùng BiBo Care đi tìm những mẹo theo dõi sức khoẻ của bé bằng số lần thai nhi đạp mẹ nhé !
1. Thai nhi chuyển động là dấu hiệu bé đang phát triển tốt
Mỗi một cú đạp của bé mẹ đều có thể cảm nhận rõ ràng. Đó cũng chính là những dấu hiệu phản ánh sự phát triển của thai nhi. Những lần mẹ cảm thấy có gì đó đang chuyển động trong bụng mình chính là lúc thai nhi đang cử động.
2. Bé đạp để phản ứng với môi trường bên ngoài
Bé đạp để phản ứng với những thay đổi của môi trường bên ngoài. Khi có thay đổi từ bên ngoài mà bé cảm nhận được bé sẽ ra dấu bằng những cú đạp. Đây chính là dấu hiệu cho mẹ rằng bé đã cảm nhận được sự thay đổi của bên ngoài.
3. Mẹ nằm nghiêng bên trái bé đạp bụng nhiều hơn
Tư thế nằm nghiêng bên trái là tư thế vàng cho mẹ. Với tư thế này sự lưu thông máu trong bụng mẹ được hoạt động với tuần suất cao nhất. Từ đó bé cũng đạp nhiều hơn để thích nghi với thay đổi này.
Vì sao lại nói đây là tư thế vàng của mẹ khi mang thai? Vì tư thế này có thể tránh tử cung chèn vào tĩnh mạch chủ làm giảm lượng máu chảy về tim. Từ đó hiện tượng phù nề ở mẹ bầu sẽ giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, cũng không vì nằm nghiêng bên trái rất tốt cho thai nhi và mẹ mà mẹ cứ liên tục phải nằm nghiêng bên trái. Mẹ hoàn toàn có thể thay đổi bên trái hoặc bên phải sao cho thoải mái nhất nhưng nằm nhiều bên trái hơn vẫn tốt hơn cả.
>> Xem thêm: Gối dành cho mẹ bầu
4. Mẹ vừa ăn xong con sẽ đạp nhiều hơn
Như đã phân tích ở trên, khi mẹ ăn xong lượng dinh dưỡng được cung cấp dồi dào hơn thì thai nhi cũng sẽ đạp nhiều hơn. Việc này giúp bé thích ứng hơn với môi trường vừa thay đổi. Bình thường thai nhi có thể đạp từ 15-20 lần tùy từng bé, nhưng đặc điểm chung là các bé sẽ đạp nhiều hơn khi mẹ vừa ăn xong.
5. Thai nhi chuyển động ngay từ tuần thứ 9
Thực tế thì thai nhi đã bắt đầu đạp từ tuần thứ 9. Tuy nhiên hiện tượng này xảy ra rất nhẹ nên mẹ chưa cảm nhận được. Mẹ chỉ có thể biết qua kết quả siêu âm mà bác sỹ đưa. Thông thường đến tuần thứ 18 mẹ mới có thể cảm nhận được rõ những chuyển động của thai nhi. Và đến tuần thứ 24 thì mẹ có thể cảm nhận bé đạp nhiều hơn và tần suất dày hơn.
6. Thai nhi giảm chuyển động có thể là dấu hiệu bé đang không ổn
Khi bước sang tuần thứ 24 bác sỹ sẽ tư vấn cho mẹ cách theo dõi sức khỏe của thai nhi qua số lần đạp của bé và mẹ phải ghi nhớ số lần đạp này. Vì khi bé giảm số lần đạp thì mẹ phải khám lại ngay để tìm ra nguyên nhân. Có thể là do thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng hay lượng oxy, đường mẹ cung cấp cho bé giảm trong thời gian này.
Nếu thời gian bé ngừng đạp từ 1h trở lên khi mẹ vẫn ăn uống đầy đủ thì đây là vấn đề đáng để quan tâm đó mẹ. Mẹ có thể uống một cốc nước lạnh hoặc đi bộ xung quanh nhà xem thai nhi có phản ứng gì không. Vì khi mẹ uống nước và đi bộ đã vô tình làm thay đổi môi trường của bé một chút, nếu bé không có gì bất thường thì sẽ đạp đạp bụng mẹ để phản ứng lại thay đổi của môi trường. Nếu bé không đạp thì mẹ phải tới gặp bác sỹ để tìm ra nguyên nhân và biện pháp chữa trị kịp thời trước khi quá muộn.
7. Sau 36 tuần, bé sẽ đạp ít hơn
Từ tuần thứ 36 trở đi trọng lượng cơ thể bé sẽ tăng dần và không gian trong bụng mẹ cũng giảm đi nên bé không thường xuyên đạp bụng mẹ như trước kia nữa. Đó là lý do tần suất bé đạp bụng mẹ giảm đi đó.
Trên đây là những mẹo theo dõi sự phát triển của thai nhi mà các mẹ nên ghi nhớ. Bởi vì sự phát triển của con diễn ra từng ngày vậy nên mẹ hãy chú ý từng chi tiết nhỏ để theo dõi nhé. Chúc các mẹ một hành trình mang thai an toàn và khoẻ mạnh!