Mẹ sẽ hại con nếu tập quá sớm 6 kỹ năng này cho trẻ

hiện tượng ở trẻ sơ sinh

Bố mẹ nào cũng mong muốn con cái trưởng thành và phát triển tối ưu. Tuy nhiên, trẻ cần có quá trình thích ứng theo đúng quy luật tự nhiên, nếu nôn nóng tập cho trẻ những kỹ năng sống quá sớm so với thời kỳ phát triển có thể sẽ lợi bất cập hại. Dưới đây, Bibo Mart xin liệt kê 6 kỹ năng cho trẻ mà cha mẹ tuyệt đối không nên rèn cho con từ quá sớm. Mời bạn đón đọc!

1. Tập đi

Kỹ năng cho trẻ
Không nên thúc ép trẻ tập đi từ quá sớm

Nguy hại khi cho trẻ tập đi quá sớm?

– Ảnh hưởng đến sự phát triển hình thể của trẻ

Các chất keo trong xương khớp của trẻ khá nhiều, trong khi thành phần canxi lại ít. Vì vậy xương của trẻ còn rất mềm và non yếu; tổ chức cơ ở chi dưới và cơ duy trì độ cong của chân chưa phát triển hoàn chỉnh. Nếu cho trẻ tập đi trước 1 tuổi, thể trọng cơ thể tất yếu sẽ trở thành áp lực đè lên chân và cột sống. Thời gian dài dễ khiến trẻ xảy ra tình trạng biến dạng chi dưới và cột sống. Ngoài ra, những đứa trẻ có xu hướng “mập mạp” thì càng không nên tập đi quá sớm trước độ tuổi thích hợp.

– Ảnh hưởng quá trình tập bò của trẻ

Tập bò có nhiều lợi ích đối với sự phát triển tự nhiên của trẻ. Nếu bạn cho trẻ tập đi quá sớm, bỏ qua cả giai đoạn “trung gian” này sẽ vô tình đánh mất những ảnh hưởng tích cực cho sự trưởng thành của trẻ.

Độ tuổi thích hợp để bé tập đi

Theo đúng “lộ trình” phát triển lý tưởng, đủ 6-8 tháng tuổi thì em bé có thể ngồi vững; từ tháng thứ 9 sẽ tập bò và tháng thứ 10 thì tập đứng và đi men. Từ 1 tuổi trở lên, bé sẽ bắt đầu biết đi thành thạo mà không cần người đỡ hay nơi bám. Cha mẹ nên ghi nhớ các mốc thời gian tiêu chuẩn này để dạy kỹ năng cho trẻ này nhé!

2. Tập đi giày trượt

Nguy hại khi cho trẻ tập đi giày trượt quá sớm?

– Dễ biến dạng chân

Bộ phận chân ở trẻ dưới 7 tuổi thực ra vẫn chưa phát triển hoàn thiện về xương. Do đó khi tập cho trẻ đi giày trượt với tư thế hai chân thường “dạng” ra ngoài sẽ dễ khiến trẻ rơi vào tình trạng chân hình chữ X.

– Dễ tổn thương

Khi chơi giày trượt, phần hông, đầu gối và chân đều phải dung sức chống đỡ cơ thể. Một khi trẻ chưa biết cách dùng sức chính xác thì các bộ phận này rất dễ bị tổn thương. Do đó, tốt nhất là không nên cho trẻ dưới 7 tuổi chơi trò chơi này; thậm chí những trẻ dưới 12 tuổi cũng phải có người chỉ dẫn đúng cách khi chơi và thời gian chơi không nên quá dài.

Độ tuổi thích hợp để bé tập đi giày trượt:

Khi bé đã đủ 6-7 tuổi trở lên, cha mẹ hãy cho con tiếp xúc với các bộ môn có sử dụng giày trượt. Độ tuổi này, bé đã có khả năng đi đứng cũng như giữ thăng bằng tốt. Đồng thời, bé cũng biết phải báo hiệu cho cha mẹ khi gặp những tình huống bất ngờ trong lúc chơi. Trong quá trình chơi, bé cần có sự giám sát của huấn luyện viên hoặc người lớn có hiểu biết về trò chơi.

3. Tập đi toilet

Nguy hại khi cho trẻ tập đi toilet quá sớm?

Ở độ tuổi khoảng 2 tuổi, chức năng bàng quang của trẻ dần hoàn thiện, hệ thống thần kinh cũng đủ khả năng điều khiển các tổ chức ruột già, bàng quang và hậu môn. Lúc này, trẻ mới thật sự có tín hiệu cảm giác từ cơ thể rằng muốn đi toilet. Vì vậy, tốt nhất là khi trẻ chưa đủ 18 tháng tuổi, bạn không nên vội tập cho trẻ đi toilet để tránh ảnh hưởng đến sự phát dục của các cơ và hệ thần kinh.
Ngoài ra, nếu tập cho trẻ đi toilet quá sớm, trẻ chưa chuẩn bị đủ tâm lý sẽ có cảm giác bị áp lực và sinh ra phản ứng phản khác, thời gian dài nếu người lớn không biết xử lý thích hợp có thể khiến trẻ bị táo bón và trầm cảm.

Độ tuổi thích hợp để tập cho bé đi vệ sinh:

Nên cho bé tậo đi vệ sinh từ khi con được 1 tuổi rưỡi đến 3 tuổi. Lúc này, bé đã bắt đầu nhận thức được những dấu hiệu “cảnh báo” cho thấy con cần đi vệ sinh. Bé biết đi để có thể tự di chuyển đến nhà vệ sinh; tự cởi quần để ngồi vào bô vệ sinh hay bệ xí. Bé cũng biết kêu người lớn để chùi rửa sau khi đi vệ sinh xong.

4. Tập đi xe đạp

Nguy hại khi tập cho trẻ đi xe đạp quá sớm?

Xương của trẻ vẫn đang trong giai đoạn không ngừng phát triển, sức của cơ cũng rất yếu. Nếu cho trẻ tập đi xe đạp quá sớm; phần chi dưới phải dùng sức rất lớn. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài; có thể gây tình trạng căng cơ và xương chân bị tổn thương, gây bất lợi cho sự phát triển hình thể bình thường của trẻ.

Độ tuổi thích hợp để tập cho bé đi xe đạp:

Bé khoảng 5-6 tuổi có thể tập đi xe đạp. Để luyện kỹ năng cho trẻ, cha mẹ nên chọn những loại xe thấp vừa tầm với bé; có thể gắn thêm bánh phụ hỗ trợ bé trong những ngày đầu tập đi. Ngoài ra, cần cho bé đội thêm mũ bảo hiểm và đeo đồ bảo hộ chân, tay; đảm bảo hạn chế tổn thương khi bé đạp xe chưa vững.

5. Tập vẽ

Nguy hại khi cho trẻ tập vẽ quá sớm?

Kỹ năng cho trẻ
Đừng nên bắt ép trẻ học các môn năng khiếu từ sớm nếu con không có tư chất với năng khiếu đó
Những nét vẽ “tròn tròn” kỳ thực là hành vi tự phát ở trẻ. Bạn không nên cố dạy trẻ phải vẽ hình tròn cho đúng hay các hình khác. Trước 9 tuổi, nhất là khi trẻ chưa đủ 6 tuổi, những thứ được trẻ “vẽ” ra là cách biểu đạt suy nghĩ của mình chứ không hề có kỹ năng hay chủ ý khác. Nếu miễn cưỡng trẻ học cách hội họa quá sớm có thể gây trở ngại cho sự nhiệt tình, trí tượng tưởng và tính sang tạo tự nhiên ở trẻ.

Thời gian thích hợp để trẻ học vẽ:

Khi trẻ được 9 tuổi mới bước vào giai đoạn “chủ nghĩa tả thực thị giác”; lúc này góc nhìn khi trẻ quan sát sự vật mới gần với năng lực của người trưởng thành và là thời điểm thích hợp để trẻ học kỹ năng hội họa.

6. Tập nhạc cụ

Nguy hại khi cho trẻ tập đàn quá sớm?

Trước độ tuổi đi học, xương và khớp của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh; nếu dùng sức tập đàn quá sớm có thể gây ảnh hưởng cho xương khớp ở tay.
Ngoài ra, trước 6 tuổi, thông thường các khả năng như ghi nhớ, tập trung, hiểu biết và ý chí của trẻ còn rất kém. Khi được giáo dục học các loại nhạc cụ chính quy quá sớm thật sự là một thử thách lớn với trẻ. Trẻ tập không tốt sẽ sinh ra cảm giác thất bại, tự ti; ảnh hưởng bất lợi cho việc hình thành tính cách sau này.
Độ tuổi thích hợp với trẻ tập nhạc cụ:
Điều này còn phụ thuộc vào việc bé có thật sự ham thích và có tố chất với loại nhạc cụ đó hay không. Thông thường, cha mẹ có thể cho con học nhạc cụ từ 6 tuổi trở lên đến cấp 2. Đây là quảng thời gian lý tưởng để con tiếp thu thêm kiến thức nhạc lý bên cạnh việc học trên trường lớp. Mẹ cũng có thể cho con tiếp xúc và chơi với âm nhạc từ sớm thông qua các loại đồ chơi âm nhạc.
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục