Mẹo hay giúp mẹ phòng tránh chứng bẹp đầu ở trẻ

8 chiêu dụ bé sơ sinh ngủ nhanh

Bẹp đầu tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của não bộ hoặc gây áp lực lên não, nhưng trẻ sơ sinh bị lép đầu sẽ bị ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Vậy mẹ phải làm sao để khắc phục chứng bẹp đầu ở trẻ?

Nguyên nhân khiến đầu bé bị bẹp

Trước khi trẻ sắp được sinh ra

Trong quá trình sinh tự nhiên, khi cổ tử cung mở khoảng 2cm, mẹ được đưa vào phòng sinh để chờ cơn chuyển dạ. Những cơn gò tử cung làm tử cung trở nên mỏng hơn và mở rộng. Các bác sĩ sẽ đánh giá thời điểm vàng để mẹ rặn sinh con bằng các thông số về độ mở (độ giãn) và độ xoá (độ dày thành cổ tử cung). Chẳng hạn, cổ tử cung mở 10cm (tức đã mở được hoàn toàn), xoá 100% (tức thành cổ tử cung đã xóa mờ hoàn toàn so với bình thường). Độ lọt ngôi thai là +3 (tức đầu bé có thể thập thò ở âm hộ của mẹ) tức là đã đến thời điểm bé chào đời.

Khi trẻ được sinh ra

Khi này, mẹ sẽ được bác sĩ thông báo rặn sinh con. Khi đầu bé ra ngoài hoàn toàn, bác sĩ sẽ xoay nhẹ đầu bé sang một bên (lúc này hiện tượng co bóp tử cung dừng lại một lúc để bác sĩ khám nhanh xem bé có bị dây rốn quấn cổ không). Nếu có thì cần phải tháo gỡ trước khi bé lọt phần thân người còn lại ra khỏi bụng mẹ. Khi đầu bé ra khỏi mẹ hoàn toàn, cơ thể bé cũng sẽ dễ dàng thoát ra với chỉ một lần rặn nhẹ dứt khoát tiếp theo.

 

Trong quá trình đầu bé lọt qua ngả âm đạo của mẹ, các xương sọ sẽ sắp xếp chồng lên nhau để bé có thể lọt qua âm đạo nhỏ hẹp của mẹ. Vì thế khi chào đời, bé thường có hình dạng đầu hơi nhọn. Nếu mẹ chăm bé không đúng cách, ví dụ cho bé nằm nhiều, gối cứng, ít xoay trở đầu bé… sẽ khiến đầu bé không tròn lại được mà bẹp hẳn như đầu cá trê. Tình trạng đầu bẹp không có hại cho sức khỏe. Nhưng lại ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ. Nếu là con trai, sau này để tóc ngắn nhìn đầu bé sẽ rất kỳ. Còn là con gái, đầu bẹp làm con mất tự tin.

 

phòng tránh chứng bẹp đầu ở trẻ
Mẹ chú ý xoay trở đầu bé và không cho bé nằm quá nhiều để đầu bé tròn trở lại

Một số lưu ý ngăn chặn chứng đầu bẹp ở trẻ

Nên bế bé

Khi bé thức hoặc vui chơi, bạn nên bế bé trên tay. Làm thế sẽ giảm thiểu áp lực đè lên vùng đầu khi bé phải nằm cũi hoặc nằm trên xe đẩy dành cho bé sơ sinh.

Thay đổi tư thế ngủ

Khi bé ngủ, bạn nên đặt lưng của bé xuống trước. Sau đó mới điều chỉnh đầu bé cho phù hợp. Thói quen nằm ngửa sẽ giảm nguy cơ đột tử cho bé khi ngủ nhưng nó khiến cho phía sau đầu bé trở nên phẳng (bị bẹt). Bạn có thể nắn lại cho bé bằng thế ngủ nằm nghiêng và kê đầu trên gối lõm (gối hình chữ U hoặc hình móng ngựa).
Ba mẹ cũng lưu ý thay đổi tư thế đầu thường xuyên cho bé. Ví dụ, lần ngủ này xoay đầu bé sang phải thì tới lần ngủ sau sẽ xoay đầu bé sang trái, và cứ thay đổi qua lại như vậy.

Cho bé tập lẫy

Khi gốc rốn đã rụng thì mẹ có thể cho bé tập lẫy. Đặt một tấm chăn mềm ở phía dưới để bé cảm thấy êm ái, không bị đau. Thoạt đầu bé sẽ không thể giữ được tư thế này lâu. Bởi đầu trẻ sơ sinh khá nặng so với trọng lượng của cơ thể và cơ cổ còn yếu. Khi lớn hơn chút nữa, bé sẽ rất thích lẫy. Đặc biệt là khi có một món đồ chơi thú vị ở trên giường.

 

Xoa bóp đầu bé theo chỉ định của bác sĩ

Nếu trong khoảng ba tháng đầu sau khi sinh, bé bị bẹp đầu, các bà mẹ nên kiên trì xoa nhẹ nhàng đầu bé hàng ngày. Hoặc có thể nhờ bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn những động tác “nắn đầu” đúng cách.

 

phòng tránh chứng bẹp đầu ở trẻ
Xoa đầu bé thường xuyên cũng làm giảm tình trạng bẹp đầu

 

Trên đây là nguyên nhân và một số lưu ý giúp mẹ khắc phục chứng bẹp đầu ở trẻ. Nếu con bị bẹp đầu, mẹ đừng quá lo lắng nhé. Tình trạng này sẽ biến mất nhanh thôi nếu mẹ chăm con đúng cách. 
Theo Eva.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục