Ba tháng cuối thai kỳ là thời điểm mẹ đang chuẩn bị đón bé yêu trong bụng chào đời. Khám thai 3 tháng cuối sẽ giúp mẹ chuẩn bị tốt nhất cho hành trình vượt cạn sắp tới. Ngay sau đây chuyên gia Bibo Mart sẽ chia sẻ những mốc khám thai quan trọng trong 3 tháng cuối và những lưu ý cần ghi nhớ cho mẹ.
1. Vai trò của khám thai 3 tháng cuối
Khi đi khám thai định kỳ thai phụ còn được các bác sỹ hướng dẫn các dấu hiệu của việc chuyển dạ sinh đồng thời xử lý kịp thời các bất thường xảy ra, ngăn ngừa chuyển dạ sinh non và quyết định được cách sinh sau tuần 37 (đường sinh thường hay mổ đẻ).
2. Mốc khám thai 3 tháng cuối
- Giai đoạn thai từ 28 đến 32 tuần: Sản phụ đến khám 1 lần
- Từ 32 tuần sẽ tái khám 2 tuần 1 lần, từ 36 tuần trở lên sẽ tái khám mỗi tuần một lần.
Mỗi lần khám thai trong giai đoạn 3 tháng cuối này, thông thường mẹ bầu sẽ được thực hiện:
- Đo: mạch, huyết áp, cân nặng, bề cao tử cung
- Siêu âm thai, nghe tim thai
- Xét nghiệm: tổng phân tích nước tiểu (mỗi lần khám), tầm soát liên cầu khuẩn nhóm B đối với thai từ 35 – 37 tuần
- Đặt máy theo dõi tim thai và cơn gò (khi có chỉ định)
- Ở giai đoạn này, việc khám thai nhằm phát hiện ra các yếu tố bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé như: Bệnh lý cao huyết áp trong thai kỳ (tiền sản giật), tình trạng thai chậm tăng trưởng…
- Xét nghiệm công thức máu tuần 37 phục vụ cho ngày sinh nở.
3. Khi nào mẹ cần nhập viện ngay?
Khi thấy xuất hiện các triệu chứng dưới đây, mẹ cần nhập viện ngay:
– Ra huyết âm đạo bất kể tuổi thai.
– Đau bụng ở giai đoạn thai lớn.
– Ra nước âm đạo.
– Trong vòng 2 giờ mà bé máy yếu ít hơn 10 lần.
– Đến ngày dự sinh mà chưa có dấu hiệu (đau bụng từng cơn, ra máu âm đạo).
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các mẹ bầu có thể lựa chọn cho mình lịch khám thai phù hợp. Bên cạnh đó, các mẹ lần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn và lịch hẹn của bác sĩ.
Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn và hạnh phúc.
Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng cùng cộng sự.