Không chỉ ảnh hưởng bởi lượng thực phẩm tiêu thụ, “sản phẩm đầu ra” của trẻ còn phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi của trẻ. Đây là yếu tố quan trọng để giúp mẹ xác định xem liệu bé có đang bị dị ứng thực phẩm hay có đang gặp vấn đề sức khỏe nào không. Tuy nhiên, không phải tất cả những trường hợp trẻ sơ sinh bị đi ngoài đều nguy hiểm.
Sự đa dạng về màu sắc, đặc thù “sản phẩm” và tần suất đi ngoài của bé có thể làm cho mẹ căng thẳng và bị ám ảnh mỗi lần thay tã cho bé. Tuy nhiên, nếu chịu khó quan sát, những dấu hiệu này sẽ giúp mẹ đánh giá được việc ăn uống của bé có đủ chất và lượng cũng như tình trạng sức khỏe của bé lúc đó như thế nào.
Phần lớn những trường hợp trẻ sơ sinh bị đi ngoài sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lượng thực phẩm bé ăn vào mỗi ngày. Ruột non sẽ có nhiệm vụ hấp thụ dưỡng chất và đẩy phần cặn bã xuống đại tràng và đại tràng có chức năng hấp thu nước từ các chất này. Sau đó, những gì còn lại sẽ được chuyển xuống trực tràng trước khi chúng được tống ra ngoài qua đường hậu môn.
1/ Ngày đầu sau khi sinh
Phân su là phân đầu đời của bé và hoàn toàn khác biệt so với những đợt phân sau. Vì nó được tạo nên từ những thức ăn bé có được khi còn trong bụng mẹ: tế bào biểu mô ruột, lông tơ, chất nhầy, nước ối, mật và nước. Nó sẽ nhầy và dẻo như nhựa đường, màu của nó sẽ chuyển sang màu xanh ô-liu đậm và hầu như không có mùi. Khi nó lẫn vào trong nước ối, màu của nó sẽ xoay quanh gam màu xanh lá, nâu hay vàng.
Tuần đầu sau sinh, nếu bé bú bình thường và không bị bệnh gì, phân của bé sẽ đổi màu và kết cấu của phân cũng dần ổn định hơn. Trung bình một em bé sơ sinh sẽ đi ị khoảng 6-8 lần/ngày. Bé căng thẳng hay khóc la khi đi ị là chuyện bình thường và điều này không có nghĩa là bé bị táo bón, chỉ cần phân bé đi mềm là được.
2/ Sau khi sinh 1 tháng
3-4 tuần sau sinh, bé vẫn có thể đi đại tiện 6-8 lần/ngày nhưng mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu tần suất đại tiện của bé giảm đi hay tạm ngưng lại. Nếu bé đi ị nhiều hơn số lần đi trung bình/ngày, màu sắc và kết cấu phân của bé sẽ nói cho chúng ta biết có điều gì đó đang bất ổn với bé.
Khi bé muốn ị, mặt bé sẽ dần chuyển sang màu đỏ, khuôn mặt đơ lại do rặn, hai chân thì quơ quào như đạo xe nhằm tạo áp lực lên vùng đại tràng. Những điều này dễ làm cho cha mẹ các bé hoảng lên vì sợ bé bị táo bón, nhưng sự thật không nhất thiết phải vậy. Một khi bé bị táo bón, phân của bé sẽ cứng và có hình dáng như những viên đá cuội.
3/ Phân của trẻ sơ sinh bú mẹ và uống sữa công thức
Với những bé bú sữa công thức, phân của bé chắc hơn, có màu vàng hay nâu. Trong khi đó, những bé bú mẹ sẽ đi phân lỏng hơn hay có màu vàng mù tạt.
Phân của bé bú mẹ
– Khá lỏng, màu hơi giống màu mù tạt, nhưng thường có màu vàng cam nhiều hơn, đôi khi lại là màu xanh lá.
– Ít đi đại tiện hơn nhưng phân vẫn mềm
– Mùi ngửi thấy hơi ngọt và cũng có thể bị ảnh hưởng bởi thực phẩm mẹ đã ăn
Phân của bé bú sữa công thức
– Chắc hơn, có nhiều màu hơn và “chất lượng” ổn định hơn
– Có màu vàng xám, có khi là xám xanh hay chuyển sang tông màu nâu
– Tùy vào từng loại sữa mà nó sẽ tác động đến tần suất đi ị và chất lượng mỗi lần ị
4/ Khi trẻ ăn dặm
Việc thay tã cho bé lúc sẽ trở nên khó khăn hơn khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm. Đường có trong trái cây và rau củ sẽ làm thay đổi số lượng cũng như chủng loại vi-rút có mặt trong ruột của bé. Điều này không làm thay đổi tần suất đi ngoài của bé nhưng màu phân sẽ trở nên nâu hơn, kết cấu chắc hơn và mùi khó chịu hơn. Thỉnh thoảng, màu phân sẽ phản chiếu màu sắc bữa ăn gần nhất của trẻ. Do đó, chúng ta không cần phải ngạc nhiên khi nhìn thấy một màu cam sáng trong bỉm của bé, giống như màu cà rốt bé vừa mới ăn xong. Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc hơn, khó nhai nhuyễn hơn, chúng ta sẽ nhìn thấy những thức ăn chưa được tiêu hóa hết trong phân của bé như đậu hay mỳ Ý.
Tổng hợp