Mỗi trẻ em có một cơ địa khác nhau và tốc độ phát triển ở từng bé là khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các bé đều đi theo những mốc, giai đoạn phát triển chung (một số bé sinh non có thể chậm hơn các bạn đồng trang lứa vài tuần hoặc vài tháng). Hãy cùng tham khảo những dấu hiệu bé chậm phát triển dưới đây để kịp thời nhờ bác sĩ tư vấn, chữa trị kịp thời mẹ nhé!
Nếu bé yêu nhà bạn không đạt được những mốc phát triển nhất định theo tháng hoặc theo tuần, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Chậm phát triển có thể hoàn toàn không có vấn đề gì nguy hiểm cả nhưng cũng có trường hợp, vì bé mắc phải chứng bệnh gì đó mới dẫn đến chậm phát triển như vậy. Hãy cùng tham khảo những dấu hiệu bé chậm phát triển dưới đây để kịp thời nhờ bác sĩ tư vấn, chữa trị kịp thời:
Sau 2-3 tháng:
– Không ngóc được đầu lên khi mẹ bế bé lúc bé đang nằm ngửa
– Người bé vẫn đặc biệt quá cứng hoặc quá mềm
– Duỗi lưng và cổ rất xa (như thể đang đẩy mẹ ra ngoài) khi bé được mẹ ôm trong vòng tay
– Chân cứng, bắt chéo lại khi mẹ bế bé khỏi nôi
Sau 3-4 tháng:
– Không cầm nắm hay với tới đồ chơi
– Không thể tự đỡ được đầu của bé lên
– Không bỏ đồ vật vào miệng
– Không hạ chân xuống khi bàn chân chạm phải bề mặt phẳng
Sau 4-5 tháng:
Vẫn còn phản xạ Moro (đây là phản ứng bản năng để “phòng vệ” với một số trường hợp nguy hiểm có thể xảy đến với trẻ. Khi bé cảm thấy có mối nguy hiểm, đe dọa, phản ứng tức thì của trẻ sẽ là duỗi thẳng chân, cánh tay, ngón tay, cong lưng, thậm chí là cố gắng kéo đầu chạm xuống phía vùng ngực và bắt đầu khóc. Phản xạ này thường chỉ kéo dài 4-5 tháng đầu đời của trẻ)
Sau 5-6 tháng
Thông thường, sau 5-6 tháng, bé phát triển bình thường sẽ hết phản xạ cổ tonic. (Ảnh minh họa)
– Vẫn còn phản xạ cổ tonic (là phản xạ khi đặt bé ở tư thế nằm ngửa, rồi xoay vùng đầu bé quay về một bên, chân và tay ở cùng bên cổ quay sang sẽ duỗi thẳng còn chân và tay còn lại sẽ cong cong như thể bé đang cầm một thanh kiếm)
– Không thể lật người từ bên này qua bên khác
– Vẫn chưa thể ngồi với sự trợ giúp của người khác.
– Vươn người chỉ với một tay trong khi tay kia nắm chặt.
Sau 7-9 tháng
– Khả năng kiểm soát đầu kém khi đặt bé ở vị trí ngồi
– Không thể lấy đồ vật bỏ vào miệng
– Không thể với tới đồ vật
– Không thể chịu được một số sức nặng nhất định trên đôi chân của bé
– Đến tháng thứ 9 vẫn chưa thể ngồi một mình được
Sau 9-12 tháng
Đến tháng thứ 12, bò vẫn bị lệch hoặc không biết bò, không thể đứng khi được người khác trợ giúp.
Sau 13-24 tháng
– Đến 18 tháng tuổi mà bé vẫn chưa thể đi
– Sau vài tháng tập đi vẫn chưa đi lại tự tin hoặc bước được liên tục trên đôi chân.
– Bé lên 2 tuổi nhưng chưa cao thêm được khoảng 5cm mỗi năm.
Sau 36 tháng
– Hay bị ngã hoặc không thể sử dụng được cầu thang
– Chảy nước dãi thường xuyên
– Không thể kiểm soát được những đồ vật nhỏ.
Tổng hợp