Những lưu ý khi đẻ mổ dành cho mẹ bầu? Mẹ sinh mổ được mấy lần?

Trong xã hội hiện đại, các phương pháp sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến hơn. Nhiều mẹ bầu sắp đến ngày dự sinh thường băn khoăn giữa 2 lựa chọn: sinh mổ hay sinh thường. Vậy có những lưu ý khi đẻ mổ nào mà mẹ bầu phải quan tâm? Chuyên gia Bibo Care sẽ giải đáp thắc mắc ấy trong bài viết dưới đây!

 

1. Vì sao mẹ cần sinh mổ?

Sinh mổ là quá trình phẫu thuật tiến hành lấy thai nhi, nhau thai và bọc ối ra khỏi tử cung của sản phụ thông qua một vết mổ rạch ở thành tử cung. Thông thường, mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ khi việc sinh thường có thể gây nguy hiểm cho sản phụ hay cho thai nhi hoặc cả hai.

Các bác sĩ sản khoa sẽ tiến hành mổ lấy thai ra khi em bé ở trong tình trạng phải lấy ra nhanh chóng. Có thể là do bác sĩ thấy người mẹ có dấu hiệu suy thai như nhịp tim thai nhi bất thường. Hoặc do người mẹ bị chảy máu quá nhiều, có thể dẫn tới tình trạng băng huyết, đe dọa tính mạng.

Trong một số trường hợp khác, việc sinh mổ có thể giữ an toàn cho cả mẹ và bé như:
  • Em bé có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể.
  • Em bé quá lớn hoặc xương chậu của mẹ quá nhỏ.
  • Em bé bị nguy hiểm do trọng lượng ít (sinh non, suy dinh dưỡng nhau thai).
  • Nhau thai chặn cổ tử cung.
  • Thai sinh đôi hoặc sinh ba.
  • Tử cung của mẹ đã bị phẫu thuật nhiều lần.
  • Trong cơ địa của người mẹ có một loại hoóc môn hoặc tế bào gây bệnh có thể ảnh hưởng đến em bé tại thời điểm sinh.
Những lưu ý khi đẻ mổ dành cho mẹ bầu
Tùy thuộc vào cơ địa và các yếu tố xoay quanh, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ nên sinh mổ hay sinh thường

2. Quá trình đẻ mổ diễn ra thế nào?

Mỗi một phương pháp sinh đều có những ưu, nhược điểm riêng. Sinh thường thường gây đau đớn cho mẹ khi chuyển dạ. Tuy nhiên lại giúp mẹ bớt mất máu, bé có sức đề kháng tốt hơn. Trong khi đó, nhờ công nghệ hiện đại và tay nghề cao của bác sĩ, quá trình sinh mổ khá nhanh chóng, dễ dàng hơn rất nhiều. Sản phụ cũng không bị dày vò bởi cơn đau chuyển dạ.

Khi chọn sinh mổ, mẹ sẽ được gây tê tủy sống hoặc gây tê màng cứng. Bác sĩ sẽ rạch một đường nằm ngang/dọc khoảng 10cm ở vùng bụng dưới của mẹ. Sau đó bằng các kỹ thuật và công cụ hỗ trợ, em bé sẽ được bác sĩ đưa ra khỏi tử cung của mẹ. Chỉ sau 30-45 phút, ca sinh mổ sẽ kết thúc để mẹ được gặp bé.

Những công đoạn sau khi mổ rất khác so với sinh thường. Nếu mổ lấy thai đã được tổ chức gây tê ngoài màng cứng thì thường bệnh nhân sẽ được truyền dịch. Quá trình này diễn ra trong khoảng 24-48 giờ để duy trì tác động nhẹ của thuốc gây mê. Để tránh các vấn đề về tuần hoàn (viêm tĩnh mạch hay mạch bị tắc), những cử động đầu tiên chỉ được thực hiện sau 24 giờ.

3. Mẹ sinh mổ được mấy lần?

Thực tế, một phụ nữ có thể chịu tới 8 lần sinh mổ, nhưng chỉ nên hạn chế 2 lần. Trước đây, người ta khuyến cáo phụ nữ không nên vượt quá 3 lần sinh mổ. Ngày nay, vết rạch được chọn ở vùng bụng dưới để không ảnh hưởng xấu đến thành tử cung. Các biến chứng như chảy máu trong ổ bụng, dính ruột, nhiễm trùng thường ít khi xảy ra. Điều này được đảm bảo khi mẹ chọn sinh mổ ở những cơ sở y tế chất lượng, an toàn.
Tuy nhiên, việc lặp lại những lần sinh mổ sẽ làm suy yếu tử cung. Các vết sẹo thực tế có thể làm thành tử cung mỏng và yếu trong những lần mang thai khác. Các cơ bụng sẽ bị giãn ra, khiến vùng da bụng dễ bị chảy xệ, mất thẩm mỹ. Mẹ sinh mổ quá nhiều lần cũng có thể gặp nhiều biến chứng khác như băng huyết, chậm tiết sữa, …
Bài viết trên đây đã cung cấp một số những lưu ý khi đẻ mổ để các mẹ bầu có thể cân nhắc chọn lựa cách sinh an toàn. Để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé, bạn nên suy nghĩ thật kỹ càng cũng như tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *