Những điều mẹ cần lưu ý sau khi sinh mổ

Việc hồi phục sau sinh của sản phụ sinh mổ lâu và khó khăn hơn phụ nữ sinh thường. Ngoài ra, nguy cơ bị hậu sản, nhiễm trùng cũng cao hơn. Vì vậy, người nhà cần chú ý và cẩn trọng khi chăm sóc bà mẹ sinh mổ. Trong bài viết sau, Bibo Mart xin tổng hợp một số lưu ý, kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ. Mời mẹ và người thân theo dõi!

 

1. Tâm lý trước khi sinh mổ

Sinh mổ không phải là phương pháp lấy thai an toàn tuyệt đối. Thông thường, mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ nếu không thể rặn bé hay do thai quá to. Sau sinh mổ, chị em vẫn sẽ thấy xuất hiện sản dịch, chảy máu, đau do co hồi tử cung; và mệt mỏi tương tự sinh thường. Vì vậy, các bà mẹ hãy chuẩn bị tâm lý thật bình tĩnh.

Những điều mẹ cần lưu ý sau khi sinh mổ

Sau khi sinh mổ, mẹ cần được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc với các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, co hồi tử cung và chăm sóc vết mổ. Điều này đảm bảo mẹ không bị nhiễm trùng sau sinh. Các bà mẹ hãy yên tâm vì những loại thuốc này sẽ không ảnh hưởng đến nguồn sữa non, thế nên hãy tranh thủ cho con bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt. Trong trường hợp cảm thấy vết mổ quá đau, hãy nói với bác sĩ để được sử dụng những loại thuốc giảm đau an toàn cho sản phụ.

Mẹ cũng không cần lo vết khâu sẽ không thẩm mỹ hay để lại sẹo. Hiện nay hầu hết may da bằng chỉ tiêu. Bác sĩ thường may thẩm mỹ kiểu luồn chỉ dưới da nên không phải cắt chỉ; hoặc dán keo sinh học nên cũng không cần cắt chỉ.

 

2. Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ

2.1. Dinh dưỡng sau mổ

Ngày đầu sau sinh mổ, bà mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống. Chỉ nên uống nước lọc, nước đường và ăn cháo thịt loãng cho đến khi “xì hơi” được. Sau đó mới bắt đầu ăn thêm các thực phẩm khác như sữa; các loại thức ăn nhanh: phở, hủ tiếu, nui… Sang ngày thứ 2 trở đi, bà mẹ ăn uống bình thường. Chú ý ăn nhiều đạm và các thực phẩm có nhiều canxi. Đồng thời uống nhiều nước để có sữa cho bé bú.

Với các mẹ sinh mổ, khả năng hồi phục lâu hơn so với các mẹ sinh thường. Sữa cũng về khó khăn hơn, nên các mẹ cần lưu ý bổ sung những thực phẩm lợi sữa, đảm bảo đủ sữa cho bé yêu. Mẹ muốn sữa về không ngớt nhất định phải ăn một vài thực phẩm này.

Trong suốt quá trình làm lành vết mổ, các loại vitamin B, C, A, K tham gia trong quá trình sản sinh collagen và đa dạng hóa các nguyên bào sợi, cũng như kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Riêng vitamin K tham gia vào cơ chế cầm máu ở giai đoạn đầu của vết mổ. Ngoài ra, các yếu tố vi lượng như canxi, kẽm, sắt, đồng có vai trò chính trong quá trình lành vết thương.

2.2. Vận động và nghỉ ngơi

Sau sinh, bà mẹ nên dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi. Nên nằm nghiêng sang một bên để tránh bị đau do tử cung co thắt và tránh bị nôn. Khi đã cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn, các bà mẹ nên ngồi dậy và tập đi để máu huyết lưu thông; tránh tình trạng bị dính ruột và viêm tắc tĩnh mạch.

2.3. Vệ sinh cá nhân

Sản phụ sau khi sinh cần tắm rửa mỗi ngày để giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh những bệnh nhiễm trùng. Mẹ có thể tắm gội toàn thân 3-4 ngày sau sinh.

Khi tắm, nên tắm nhanh từ 5 – 10 phút. Không nên tắm trong bồn hay trong chậu (đặc biệt là không nên ngâm mình trong nước). Phòng tắm phải kín gió và nên tắm bằng nước ấm, dù ngoài trời nóng hay lạnh.

Tắm xong phải lau khô người thật nhanh và mặc quần áo kín cổ, tay chân. Với các sản phụ đẻ mổ hay cắt tầng sinh môn, nên thận trọng với vết thương để tránh bung tuột mối chỉ.

Những điều mẹ cần lưu ý sau khi sinh mổ

Cũng từ 3-4 ngày sau sinh, sản phụ có thể gội đầu. Thế nhưng nên gội nhanh và lau đầu cho nhanh khô. Tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc. Không tắm gội cùng lúc, mà nên tắm tầm 9-10 giờ sáng rồi gội đầu vào buổi trưa hoặc xế trưa để tránh phải tiếp xúc lâu với nước. Điều này sẽ giúp mẹ tránh được tình trạng bị chóng mặt và có thể té ngã do phải vận động nhiều và cúi đầu lâu.

Vệ sinh vùng âm hộ ít nhất là 3 lần/ngày vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Nếu sản dịch ra nhiều, sản phụ nên vệ sinh nhiều lần hơn. Các loại băng, giấy vệ sinh, khăn, nước rửa cũng phải sạch sẽ. Tốt nhất nên dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước ấm. Có thể dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn pha loãng để rửa. Sau khi rửa xong thì dùng khăn thấm cho khô.

 

3. Một số lưu ý ở giai đoạn lành vết mổ

Tránh hút thuốc lá hay người nhà hút thuốc làm cho các bà mẹ hút thụ động. Đây là nguyên nhân gây co các mạch máu ở ngoại vi, làm giảm sự dẫn máu đến vết mổ, giảm lượng ôxy đến mô.

Ở những bà mẹ bị rối loạn đường huyết, đái tháo đường, bệnh lý suy gan, suy thận, các vết mổ rất khó lành. Cần tham khảo ý kiến chuyên viên dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp, giúp ổn định cơ thể để vết mổ mau lành. Đồng thời không ảnh hưởng xấu đến bệnh lý đang có.

Sau sinh, sức khỏe của mẹ rất yếu. Mẹ cần lưu ý kiêng cữ cẩn thận, tuân thủ nghiêm ngặt để nhanh chóng hồi phục sức khỏe không chỉ về thể chất mà cả tinh thần, tránh rơi vào tình trạng trầm cảm sau sinh. Trong quá trình ở cữ sau sinh mổ, nên kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn mỗi ngày, tránh làm việc nặng nhọc hay suy nghĩ tiêu cực.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục