Trẻ sơ sinh bị sổ mũi mùa lạnh phải làm sao? Nguyên nhân và cách điều trị

trẻ bị sổ mũi

Vào mùa đông, thời tiết thay đổi khiến hệ hô hấp của bé bị tổn thương, dễ dẫn tới tình trạng trẻ bị sổ mũi và khiến ba mẹ hết sức lo lắng. Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi trong ngày đông lạnh? Trong bài viết dưới đây, Bibo Mart xin gửi tới ba mẹ một số gợi ý để phòng và chữa ho, sổ mũi cho bé vào mùa lạnh. Mời ba mẹ tham khảo ngay!

 

trẻ bị sổ mũi
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị sổ mũi vào mùa lạnh

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sổ mũi vào mùa lạnh

Sổ mũi là tình trạng mũi chảy dịch quá nhiều, từ dạng lỏng đến dịch nhầy khiến không khí khó lưu thông, cản trở quá trình hô hấp. Trẻ sơ sinh có thể bị sổ mũi vào mùa lạnh vì một số lý do phổ biến sau:

– Thời tiết lạnh, khô kéo dài khiến niêm mạc đường hô hấp của trẻ bị tổn thương. Trong mũi của bé tồn tại lớp dịch nhầy giúp giữ ẩm, ngăn chặn bụi và vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp. Vào mùa đông, thời tiết khô khiến lớp dịch này bị khô cứng lại, gây bít tắc đường thở. Điều này càng kích thích lớp biểu mô sản xuất thêm dịch nhầy và gây ra tình trạng sổ mũi.

– Mùa lạnh cũng là mùa các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh sinh sôi. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên khá yếu ớt, bé dễ bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm. Sổ mũi chính là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể con đang có những phản ứng chống lại các tác nhân gây bệnh. 

– Một số trẻ có thể bị dị ứng với thời tiết lạnh. Bên cạnh việc bị sổ mũi do viêm mũi dị ứng, cơ thể trẻ còn xuất hiện một số triệu chứng điển hình như nổi mẩn đỏ, mề đay, chàm bội nhiễm; hoặc thở khò khè, tức ngực; thường xuyên thấy mệt mỏi, buồn ngủ, ngủ gà gật,…

 

2. Phải làm sao khi bé bị ho, sổ mũi?

 

Khi trẻ bị ho hay sổ mũi, ba mẹ nên chú ý làm những điều sau cho con:

 

2.1. Làm sạch mũi cho bé

Khi bị sổ mũi, lượng dịch nhầy tiết ra nhiều và có xu hướng ngày càng đặc dính khiến bé khó thở, thở khò khè. Ba mẹ cần tích cực vệ sinh mũi cho bé bằng cách nhỏ nước muối và sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để giúp thông tắc đường thở của con.

 

trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Dụng cụ hút mũi an toàn Pur PUR6501

– Bước 1: Ba mẹ rửa tay sạch sẽ, sau đó ôm con trong lòng. Đặt bé nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên, bên dưới cổ bé có lót khăn xô để thấm hút nước không chảy ra ngoài.

– Bước 2: Chuẩn bị 1 lọ nước muối sinh lý nồng độ 0,9% NaCl, từ từ nhỏ 1-2 giọt vào mũi để làm mềm lớp dịch đã khô bên ngoài. 

– Bước 3: Mẹ dùng tăm bông hoặc khăn mềm nhẹ nhàng lau các chất dịch bám trong mũi của bé. Nếu bên trong hốc mũi của bé còn chứa nhiều dịch lỏng, mẹ dùng dụng cụ hút mũi để hút hết dịch ra.

Cần hết sức lưu ý rằng mẹ không nên tự ý rửa mũi cho bé bằng cách bơm nước muối vào sâu trong mũi bé hay rửa mũi bé với tần suất quá dày. Điều này có thể khiến niêm mạc mũi của bé bị tổn thương và gây nguy cơ viêm tai giữa, viêm hầu họng.

 

2.2. Cho bé tắm rượu gừng hoặc xông tinh dầu hàng ngày

Tinh chất ấm nóng có trong rượu gừng và các loại tinh dầu có thể làm thông thoáng mũi, giúp kháng khuẩn và giữ ấm cho cơ thể hiệu quả. Mẹ có thể duy trì tắm rượu gừng và xông tinh dầu thường xuyên trong mùa đông lạnh để giảm thiểu nguy cơ trẻ bị nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Mẹ có thể pha 1-2 chén rượu gừng vào nước ấm và tắm nhanh cho bé. Tự làm rượu gừng tại nhà cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 kg gừng già và 2 lít rượu trắng. Mẹ sơ chế gừng cho sạch đất cát, không cần cạo vỏ và nên giã dập để rút ngắn thời gian ngâm rượu. Sau đó, cho gừng vào hũ thủy tinh hoặc hũ nhựa đã được tiệt trùng từ trước. Chế rượu vào và ngâm trong vòng 1 tháng là có thể sử dụng. 

Đối với việc xông tinh dầu, mẹ có thể chuẩn bị 1 bát nước nóng và nhỏ 3-5 giọt tinh dầu vào. Ưu tiên dùng dầu tràm, khuynh diệp hoặc sả để gia tăng hiệu quả làm thông mũi. Mẹ ôm bé và hướng đầu con về phía bát nước để con có thể hít được hơi nước bay lên trong vài phút.

tinh dầu tràm
Tinh dầu tràm Gold đặc biệt 50ml

>>> Xem thêm: Tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?

2.3. Cho bé uống thuốc ho theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ

Nếu bé có thêm những biểu hiện như ho, đau đầu, nôn trớ, sốt,… thì ba mẹ cần đưa con đi khám tại những cơ sở y tế chuyên về nhi khoa. Tại đây, ba mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để chọn mua thuốc điều trị dứt điểm bệnh cho bé. Bởi vì nếu để tình trạng sổ mũi kéo dài, bé có thể mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm xoang, viêm phổi,… rất nguy hiểm.

 

trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi thở khò khè
 Siro ho CelsCough HealthGlobal

2.4. Tích cực cho bé bú sữa mẹ 

Với những bé dưới 6 tháng, nên tích cực cho bé bú mẹ trực tiếp để trẻ nhận được nguồn kháng thể tự nhiên dồi dào trong sữa mẹ. Người mẹ cũng cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu dưỡng chất như thịt nạc, rau màu xanh đậm, rau củ quả giàu vitamin A, vitamin C,… để gia tăng giá trị dinh dưỡng của dòng sữa. Qua đó cung cấp năng lượng và kháng thể để giúp hệ miễn dịch của bé được hình thành vững chắc và hoạt động hiệu quả.

 

>>> Xem thêm: 5 mẹo giúp trẻ bị sổ mũi nhanh khỏi

3. Cách phòng ho, sổ mũi cho bé vào mùa lạnh

 

Để phòng ho, sổ mũi cho trẻ vào mùa đông lạnh, ba mẹ nên lưu ý các điều sau:

 

3.1. Cho bé mặc quần áo và phụ kiện giữ nhiệt

Vào mùa đông, trẻ ăn mặc phong phanh sẽ rất dễ nhiễm lạnh vì nhiệt độ hạ thấp và còn có hiện tượng sương giá, mưa phùn. Ba mẹ nên để con mặc thêm quần áo giữ nhiệt, đeo tất chân, bao tay và đội thêm mũ len để cơ thể bé luôn duy trì mức nhiệt ấm áp lý tưởng.

Tuy nhiên cũng không nên ủ ấm bé quá mức vì mặc quá nhiều lớp áo quần sẽ khiến con cảm thấy bí bách, khó vận động và dễ bị nổi mẩn ngứa. Do đó, cần chú ý chọn những bộ quần áo có chất liệu giữ nhiệt nhưng vẫn mỏng nhẹ, thoải mái, mềm mại với da bé. Khi ở trong phòng kín, có thể cởi bớt đồ để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Khi ngủ, bé có thể cựa quậy khiến quần áo xộc xệch, không che kín được cơ thể và dễ khiến con bị nhiễm lạnh. Ba mẹ có thể sắm cho bé những bộ quần áo body với thiết kế áo liền quần kín đáo, giúp giữ ấm cho bé trong cả giấc ngủ.

 

quần áo body
Romper cài lệch bé trai Bibo’s lụa modal ghi mix mũ

 

3.2. Đeo khẩu trang hoặc choàng khăn cho bé khi ra ngoài

Mũi là cửa ngõ của hệ hô hấp, nếu tiếp xúc với không khí khô và khói bụi lâu ngày sẽ dễ mắc phải các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp hoặc dị ứng. Do đó, ba mẹ cần chú ý bảo vệ mũi cho bé, nhất là khi đi ra bên ngoài bằng cách đeo khẩu trang hoặc choàng khăn che mũi cho bé. Những vật dụng này sẽ giúp giữ ấm phần mũi, miệng của trẻ, đồng thời ngăn ngừa khói bụi, phấn hoa,… 

trẻ sơ sinh bị sổ mũi
Khẩu trang Bibo’s gấu Panda xanh nhạt

3.3. Bôi dầu giữ ấm cho bé

Mẹ có thể bôi các loại tinh dầu giữ ấm vào những phần cơ thể như cổ, ngực, quanh rốn, bẹn, lòng bàn tay, lòng bàn chân của bé. Đây là những vùng cơ thể thường tiếp xúc với không khí bên ngoài nên dễ nhiễm lạnh. Bôi dầu sẽ sinh nhiệt giúp cơ thể được ủ ấm nhanh chóng; đồng thời hình thành lớp kháng khuẩn bên ngoài để ngăn cản vi khuẩn gây bệnh, hạn chế tình trạng cảm cúm, ho đờm hay sổ mũi hiệu quả.

 

>>> Xem thêm: Top 10 dầu bôi ấm cho bé tốt nhất

 

3.4. Bổ sung thêm thực phẩm chức năng, tăng cường đề kháng

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại thực phẩm chức năng dành cho trẻ sơ sinh. Các sản phẩm này không chỉ giúp hỗ trợ phát triển đề kháng mà còn có nhiều công dụng khác như hỗ trợ tiêu hóa, giúp bé tăng cân, cải thiện chiều cao,… Thực phẩm chức năng được bào chế ở dạng siro với vị hoa quả thơm ngọt nên rất dễ uống và hấp thu. Từ đó giúp hình thành nền tảng sức khỏe cho bé.

 

3.5. Vệ sinh mũi – họng cho bé đúng kỹ thuật 

Tai – mũi – họng có mối liên hệ mật thiết. Vì thế, nếu biết cách vệ sinh mũi đúng cách thì họng và tai của trẻ sơ sinh cũng sẽ khỏe mạnh. Có thể dùng nước muối sinh lý y tế để vệ sinh mũi cho bé, tuy nhiên cần lưu ý về tần suất và kỹ thuật để không làm tổn thương mũi và gây viêm họng, viêm tai giữa cho trẻ. Cũng không nên lạm dụng hút mũi quá thường xuyên để tránh làm con bị đau rát mũi và mất đi lớp chất nhầy tự nhiên trong hốc mũi.

Ba mẹ cũng cần lưu ý vệ sinh mũi cho bé trước khi cho con bú. Điều này giúp đảm bảo bé hô hấp ổn định trong khi hút sữa để không bị sặc. 

trẻ bị sổ mũi
Nước muối sinh lý Physiodose vỉ 5 ống

Đối với họng, mẹ có thể vệ sinh bằng cách dùng rơ lưỡi cho con để vệ sinh toàn bộ khoang miệng. Đồng thời, có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như kết hợp húng chanh+quất+đường phèn, hẹ+gừng+đường phèn, quất+gừng+đường phèn,… đem hấp lên rồi cho bé uống để làm loãng đờm và làm sạch vòm họng. 

 

>>> Xem thêm: Gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?

 

3.6. Giữ không gian phòng bé luôn ấm áp, thoáng khí

Giữ cho không gian nhà ở, đặc biệt là phòng ngủ của bé, luôn ấm áp mà vẫn thông thoáng sẽ giúp cải thiện chất lượng không khí, khiến bé hô hấp thoải mái hơn. Cha mẹ nên để bé sinh hoạt trong phòng kín gió nhưng vẫn có cửa sổ để không khí lưu thông. Có thể trang bị thêm máy phun sương tạo ẩm trong những ngày thời tiết quá khô để đảm bảo niêm mạc mũi của bé vẫn được cấp ẩm kịp thời. 

Đồng thời, mẹ cũng có thể dùng máy sưởi để sưởi ấm phòng trước giờ đi ngủ của bé để con dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn. Nếu bé sơ sinh còn ngủ trong cũi, cha mẹ có thể cân nhắc lót thêm đệm và dùng chăn được làm từ chất liệu như bông, lông cừu,… để tạo không gian ngủ ấm áp, giúp bé không bị nhiễm lạnh và hạn chế tình trạng ho đờm, sổ mũi.

bé bị ho sổ mũi
Máy sưởi đa năng Moaz bébé MB- 034

Tại hệ thống siêu thị mẹ và bé Bibo Mart, thật dễ dàng để ba mẹ có thể tìm thấy những món đồ giữ ấm như máy sưởi, quần áo, chăn, tinh dầu giữ ấm và cả thực phẩm nâng cao sức đề kháng cho bé, giúp phòng ngừa hiệu quả tình trạng trẻ sơ sinh bị sổ mũi trong mùa đông. Đồng thời, để tiết kiệm thời gian, mẹ cũng có thể an tâm mua hàng chính hãng thông qua website hoặc app Bibo Mart đã có mặt trên cả 2 hệ điều hành iOsAndroid. Bibo Mart sẵn sàng đồng hành cùng cha mẹ trong quá trình chăm sóc con yêu!