3 sai lầm mẹ cần ngừng ngay lập tức khi cho trẻ ăn dặm

sự phát triển của trẻ sơ sinh

Với những ai mới lần đầu làm mẹ, việc tập cho con ăn dặm là điều khiến mẹ lúng túng. Bởi không phải mẹ nào cũng tiếp cận được những phương pháp cho con ăn đúng cách, khoa học. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Bibo Care sẽ cảnh báo 3 dấu hiệu dẫn tới tình trạng ăn dặm sai cách mà mẹ cần tránh!

ăn dặm sai cách
3 dấu hiệu cho thấy mẹ đã cho bé ăn dặm sai cách

1. Sai lầm 1: Cho con ăn ít rau

Nhiều mẹ khi mới cho con ăn dặm đã vội cho con ăn bột có thịt cá ngay; bởi nghĩ rằng bột gạo và rau xanh không đủ dưỡng chất cho bé, sợ con đói, còi cọc. Thế nhưng, điều này có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé; khiến con bị chướng bụng, khó tiêu, bội thực. Bé còn khó đi ngoài, lâu ngày dẫn tới tình trạng táo bón.
Khi mới chuyển từ bú sữa hoàn toàn sang một chế độ ăn uống mới, bé cần có một thời gian để thích nghi dần. Giai đoạn này, mẹ nên cho bé làm quen với các loại thức ăn mềm, dễ ăn, dễ tiêu; có vị ngọt nhẹ, thanh đạm. Các loại rau củ quả chính là thực phẩm phù hợp nhất. Lượng chất xơ cùng vitamin, khoáng chất dồi dào trong rau củ giúp hoàn thiện hệ tiêu hóa. Chưa kể, rau củ quả mềm sẽ rèn cho bé thuần thục những phản xạ nhai, nuốt một cách dễ dàng hơn.

2. Sai lầm 2: Ép con ăn bằng mọi giá

Sai lầm thứ hai mà các bà mẹ thường mắc phải là thúc ép con ăn; và cho rằng bé ăn càng nhiều sẽ càng tốt. Tuy nhiên mẹ lại bỏ qua nhiều yếu tố như thể tích dạ dày của con mình là bao nhiêu; sức ăn của bé có tốt không; bé có thích món đồ ăn mà mẹ chuẩn bị hay không.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc ép trẻ ăn quá nhiều vô tình đã khiến trẻ lười ăn hơn. Bé không còn cảm giác hứng thú, vui vẻ khi đến giờ ăn. Về thể chất, bé có thể hình thành các phản ứng nôn ọe, ói mửa khi phải ăn quá nhiều thức ăn cùng lúc; lâu ngày sẽ gây hại cho đường ruột và không hấp thu được dưỡng chất gì.

3. Sai lầm 3: Lạm dụng gia vị khi nấu ăn dặm cho bé

Sử dụng quá nhiều gia vị mặn, ngọt, cay, đắng,… cũng là một dấu hiệu cho thấy mẹ đang nấu ăn dặm sai cách. Đối với người lớn, việc nêm nếm gia vị sẽ giúp tăng hương vị cho món ăn; kích thích vị giác. Tuy nhiên việc sử dụng gia vị đối với trẻ nhỏ có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ của trẻ.
Mẹ nêm gia vị mặn như muối, nước mắm, hạt nêm,… như thói quen nấu nướng cho gia đình sẽ khiến tổn thương thận của bé. Chức năng thận của con chưa hoàn thiện, nếu ăn mặn sẽ dẫn tới tình trạng suy thận.
Đối với các gia vị cay nóng như hạt tiêu, ớt,… mẹ tuyệt đối không nên cho vào món ăn dặm của bé. Chúng có thể làm lưỡi bé bị tê, bỏng; gây thủng dạ dày và xuất hiện tình trạng nóng trong, mẩn đỏ.
Các mẹ cũng không nên cho con ăn vô độ đồ ngọt như bánh kẹo, sữa có đường,… Điều này có thể dẫn tới trẻ sớm thích nghi với lượng đường cao. Về lâu dài, trẻ hình thành thói quen ăn ngọt; dẫn tới các bệnh như béo phì, huyết áp cao, bệnh về tim mạch.
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *