4 thời điểm không nên cho con bú mẹ cần tuyệt đối tránh

chứng bẹp đầu ở trẻ

Với ý nghĩ nuôi con bằng sữa mẹ là bản năng, nhiều mẹ chưa thật sự quan tâm đến việc tìm hiểu các kiến thức về việc cho con bú cũng như có những lầm tưởng về sữa mẹ. Sữa mẹ đúng là nguồn dưỡng chất quý báu cho bé, tuy nhiên có những thời điểm không nên cho con bú sữa mẹ, vì lợi thì chẳng lợi mà còn gây hại cho bé. Cùng chuyên gia Bibo Care tìm hiểu ngay mẹ nhé!

1. Không cho con bú khi mẹ đang tức giận

Mẹ cho con bú khi tức giận sẽ làm ảnh hưởng đến bé.
Mẹ không nên cho con bú khi đang tức giận để tránh làm con bị tiêu cực theo
Nếu mẹ thường xuyên cau có, tức giận, căng thẳng kéo dài hay thậm chí mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm thì tuyệt đối không nên cho bé bú. Khi ở trong trạng thái tâm lý như vậy, hệ thần kinh của mẹ sẽ tiết ra rất nhiều adrenaline và noradrenalin. Hai chất này có thể khiến cơ thể mẹ rơi vào trạng thái bất thường. Một số dấu hiệu như tăng nhịp tim, mạch đập nhanh,… sẽ làm mẹ mệt mỏi.

Chưa kể, khi tức giận cơ thể mẹ sẽ tiết ra một số độc tố. Các chất này sẽ ngấm vào nguồn sữa của mẹ. Và như vậy khi bú mẹ, bé cũng nghiễm nhiên nhận luôn những chất độc hại này. Điều này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.

Hơn nữa trẻ con rất nhạy cảm, dù chưa biết nói nhưng bé cảm nhận được tâm trạng của mẹ. Nếu mẹ không vui, bé bú cũng không vui. Lâu dần sẽ dẫn đến tiêu hóa của bé kém, không hấp thụ được chất dinh dưỡng, chán bú, bỏ ăn.

Giải pháp: Khi tức giận, mẹ nên tạm thời ngưng cho con bú mẹ trực tiếp. Có thể rã đông sữa đã được vắt trước đó và hâm lại bằng máy hâm sữa, sau đó cho vào bình sữa cho bé bú tạm. Hãy cho con bú khi mẹ đã thật sự bình tĩnh và luôn thể hiện tình thương để tránh làm bé sợ hãi, tủi thân.

2. Không cho con bú ngay sau khi mẹ vừa tập thể dục

Mẹ không nên cho bé bú khi mới tập thể dục hay vận động mạnh xong.
Mới vận động mạnh, mẹ nên tránh cho con bú để không bị choáng váng, kiệt sức
Khi tập thể dục thể thao hoặc làm các công việc nặng, cơ thể mẹ sẽ tiết ra nhiệt độc. Sữa mẹ lúc này theo như dân gian nói là “sữa nóng”. Cho bé bú sữa này sẽ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé. Chưa kể lúc này mẹ đang mất sức. Nếu cho con bú ngay thì cơ thể của mẹ sẽ rơi vào trạng thái kiệt sức. Bé bú lâu sẽ làm mẹ mệt mỏi, thậm chí là choáng váng, ngất xỉu.
Giải pháp: Mẹ nên ngồi nghỉ ngơi ít nhất 30 phút để cơ thể trở lại trạng thái cân bằng rồi mới cho bé bú. Hoặc trước khi tập thể dục, mẹ hãy vắt sữa ra trữ sẵn trong bình sữa cho bé phòng khi con bị đói.

3. Không cho con bú khi mẹ vừa tắm xong

Mẹ không nên cho trẻ bú khi mới tắm xong
Khi mới tắm xong, cơ thể mẹ chưa trở về trạng thái cân bằng, không nên cho bé bú
Mẹ bỉm thường tắm rửa bằng nước nóng ấm. Điều này giúp mẹ thoải mái thư giãn nhưng lại dễ gây ra hiện tượng “sữa nóng”. Nhiệt độ cơ thể mẹ thay đổi thất thường có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Nếu bé bú ngay khi mẹ mới tắm xong, bé cũng không nhận được dòng sữa chất lượng nhất.
Giải pháp: Mẹ nên đợi một lúc cho nhiệt độ cơ thể quay trở lại bình thường rồi mới cho con bú. Nếu bé bắt đầu có dấu hiệu đói sữa, mẹ có thể dùng đồ chơi để “đánh lạc hướng” sự chú ý của con, khiến bé tạm quên đi cơn đói. Chờ đến khi người mẹ đã mát hơn, lúc này mẹ mới nên cho bé bú nhé.

4. Không cho con bú khi mẹ đang uống thuốc trị bệnh

Mẹ không nên cho bé bú khi đang uống thuốc hoặc trong quá trình điều trị bệnh
Nếu đang trong quá trình chữa bệnh, mẹ hãy tham khảo bác sĩ về thời điểm cho con bú
Mẹ cũng không được cho bé bú khi đang uống bất kỳ loại thuốc không dành cho phụ nữ cho con bú nào. Đặc biệt là những mẹ đang uống thuốc để điều trị bệnh viêm gan, bệnh tâm thần hay bệnh tim,… Các chất điều chế trong thuốc có thể làm cho sữa mẹ bị ảnh hưởng. Khi bé bú, có thể gây ra những tác hại không mong muốn, thậm chí là tử vong.

Giải pháp: Nếu bắt buộc phải uống thuốc, không còn cách nào khác mẹ phải ngừng cho bé bú và nuôi con bằng sữa công thức. Mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đang trực tiếp chữa trị. Các bác sĩ, chuyên gia sẽ giúp bạn lên một kế hoạch nuôi con phù hợp.

 

Lời kết

Không ai là không muốn cho con hưởng nguồn sữa mẹ quý giá. Ngay trong thai kỳ, tuyến sữa đã bắt đầu có những chuẩn bị, hoạt động để có thể phục vụ tốt nhất cho bé sau khi chào đời. Việc sữa sản xuất nhiều hay ít sau đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bản thân người mẹ cũng phải có tinh thần thoải mái và cố gắng cho con bú càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sản phụ cũng ảnh hưởng nhiều đến số lượng và chất lượng sữa mẹ.

Hy vọng thông qua bài viết trên đây, mẹ bỉm đã có những hiểu biết về thời điểm không nên cho con bú. Chúc mẹ sẽ tự tin hơn trên hành trình nuôi con bằng sữa mẹ để giúp bé khôn lớn, khỏe mạnh!
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *