6 cách đối phó với tình trạng mệt mỏi sau sinh giúp mẹ bỉm thoải mái hơn

Trước, trong và sau kì sinh nở là khoảng thời gian tâm trạng của mẹ lên xuống thất thường. Cảm giác mệt mỏi sau sinh là trạng thái hoàn toàn bình thường, nhưng nếu thường xuyên xuất hiện sẽ ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tinh thần của mẹ. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Bibo Care sẽ gợi ý cho mẹ 6 bước để đối phó với tình trạng này giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn nhé!

1. Bắt đầu mỗi ngày với cảm giác hoàn thiện

Không được ngủ đủ giấc đã là thiệt thòi. Nhưng khi lịch sinh hoạt hàng ngày quá mệt mỏi để bạn dành thời gian chăm sóc bản thân thì mọi chuyện còn trở nên tồi tệ hơn. Điều này kéo dài sẽ khiến bạn dần bỏ bê bản thân, dễ cáu gắt, mệt mỏi.
Hãy thử thay đổi mình vào mỗi buổi sáng với một tinh thần tích cực. Bạn có thể dậy sớm một chút để ngâm mình trong bồn nước ấm; hoặc trang điểm một chút cho gương mặt thêm tươi tắn. Những bước nhỏ nhưng quan trọng ấy có thể cung cấp cho bạn nhiều năng lượng cần thiết, từ đó giúp bạn có động lực tái khởi động một ngày mới.

2. Hạn chế khách tới thăm

Hẳn bà mẹ nào cũng cảm thấy rất tự hào và muốn “khoe” thành viên mới của gia đình cho mọi người biết. Tuy nhiên việc gặp gỡ và tiếp đón quá nhiều người khi mới hồi sức có thể làm mẹ nhanh thấy mệt. Việc giới hạn lượng khách đến thăm là điều quan trọng lúc này. Bạn bè và người thân sẽ hiểu và thông cảm nếu bạn đề nghị họ cho bạn một vài tuần để có thời gian thường xuyên ở bên em bé mới sinh.
6 cách đối phó với tình trạng mệt mỏi sau sinh giúp mẹ bỉm thoải mái hơn
Hạn chế người tới thăm hỏi để bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi cạnh con yêu

3. Chấp nhận sự giúp đỡ

Yêu cầu hoặc chấp nhận sự giúp đỡ từ những người khác là không dễ dàng với nhiều bà mẹ trẻ, đặc biệt với những ai đã quen với lối sống độc lập. Giai đoạn kiệt sức sau sinh sẽ không kéo dài mãi. Nhưng trong vài tuần đầu tiên, bạn chắc chắn sẽ có những lúc rất mệt mỏi.

Đừng quá kiêu ngạo mà từ chối sự giúp đỡ. Đây là thời gian cho phép người thân của bạn đến giúp xử lý đống đồ cần giặt và trông em bé hộ bạn. Nhờ đó bạn mới có thể có giấc ngủ ngắn lấy lại sức.

4. Vợ chồng cùng chung tay

Nếu bạn đang cho con bú, chồng bạn vẫn có thể hỗ trợ một số việc nhà trong khi mẹ chăm con. Người chồng có trách nhiệm sẽ thấu hiểu cho cảm giác mệt mỏi mà bạn phải trải qua. Hãy động viên chồng cùng san sẻ việc chăm sóc và nuôi dưỡng con với mình. Mẹ có thể hướng dẫn bố cách dùng các loại máy hâm sữa, máy tiệt trùng bình sữa, cách giặt quần áo sơ sinh hay vỗ ợ cho bé.

5. Chợp mắt khi có thể

Tranh thủ chợp mắt
Mẹ nên tranh thủ chợp mắt khi con ngủ
Có lẽ một giấc ngủ trọn đêm tới sáng sẽ rất khó thực hiện được khi con còn nhỏ. Nhưng bạn vẫn có thể tận dụng khoảng thời gian để chợp mắt như tận dụng thời gian yên tĩnh khi cho con bú. Mẹ đôi khi chỉ cần 15 – 20 phút mà thôi. Trong vòng một vài tuần đầu tiên với em bé mới sinh, bạn sẽ mau chóng nhận thấy một số thói quen ăn uống và ngủ nghỉ của con. Khi đã nắm bắt được khoảng thời gian con ngủ thì mẹ có thể tranh thủ chợp mắt.

6. Hạ thấp tiêu chuẩn của bạn

Khi có thêm một em bé, bạn sẽ không còn đủ thời gian và sức lực để quán xuyến tất cả mọi việc. Công việc, việc nhà, chăm sóc con cái,… đều là những vấn đề đau đầu. Nếu quá ôm đồm mọi thứ thì mẹ sẽ kiệt sức rất nhanh. Vì thế mẹ nên hạ thấp tiêu chuẩn một chút. Đừng yêu cầu mọi thứ quá hoàn hảo khi điều kiện của bản thân chưa cho phép. Thay vào đó, mẹ nên tận dụng thời gian để nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *