Có nên sử dụng gia vị cho bé ăn dặm hay không?

Các loại gia vị thường giúp tăng hương vị, khiến các món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn. Tuy nhiên, khẩu vị của trẻ em chưa chắc đã giống với người lớn. Do vậy, nhiều mẹ thắc mắc có nên sử dụng gia vị cho bé ăn dặm không. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Bibo Care sẽ đem tới cho mẹ câu trả lời. Mời mẹ đón đọc!

1. Muối

Không nên dùng gia vị cho bé ăn dặm từ quá sớm
Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối, tránh ảnh hưởng đến thận
Muối là loại gia vị quen thuộc, có nhiều lợi ích với sức khỏe. Tuy nhiên, việc nạp quá nhiều muối vào cơ thể sẽ tạo thói quen ăn mặn; làm tăng nguy cơ bị các bệnh về huyết áp, tim mạch; giảm chức năng hệ bài tiết, suy thận; loãng xương; viêm loét dạ dày – tá tràng và ung thư đường tiêu hóa. Dư thừa muối có nguy cơ cao khiến thận của trẻ bị hư hại.
Đối với trẻ em, nếu dưới 6 tháng tuổi thì chỉ cần ít hơn 1g muối/ngày. Các bé từ 6 tháng đến 1 tuổi cần khoảng 1g muối/ngày. Trẻ trên 1 tuổi cần khoảng 2g muối/ngày. Như vậy lượng muối cơ thể các bé cần được cung cấp trong ngày là rất ít. Hơn nữa, trong sữa (sữa mẹ, sữa công thức) và các thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc, trái cây, thịt cá, rau tươi đều chứa một hàm lượng muối nhất định. Hàm lượng muối tự nhiên trong các loại thực phẩm này hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu muối của cơ thể bé.
Do đó, bạn hoàn toàn không nên nêm thêm muối vào khẩu phần ăn dặm của bé trước khi bé được 1 tuổi. Sau 1 tuổi, nếu có thể mẹ hãy cố gắng duy trì cho bé chế độ ăn nhạt càng lâu càng tốt.

2. Đường

gia vị cho bé ăn dặm
Chỉ nên cho bé tiêu thụ đường từ các loại hoa quả, sữa bột,…
Đường cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể nhưng rất nghèo nàn về giá trị dinh dưỡng. Hơn nữa, đường còn gây cản trở việc hấp thụ các loại vitamin (A, C, B2), canxi, phốt pho, magie và sắt. Các bé ăn nhiều thực phẩm có đường như bánh, kẹo, nước ngọt sẽ làm tăng khả năng gây sâu răng; các bệnh về lợi và dẫn tới các nguy cơ về tim mạch. Ăn quá nhiều các thực phẩm có chứa đường cũng gây cảm giác ngang dạ, chán ăn, bỏ bữa ăn chính; tăng nguy cơ các bệnh béo phì, tiểu đường ở trẻ nhỏ.
Giống như muối, đường cũng là thành phần có sẵn trong các thức phẩm tự nhiên như trái cây, rau củ, ngũ cốc, sữa bột,… Do đó, bé đã hấp thụ đủ lượng đường cần thiết từ các loại thực phẩm này và không cần thiết phải bổ sung thêm nữa.
Ngược lại, bánh kẹo, nước ngọt, nước trái cây đóng hộp là các thực phẩm chứa nhiều đường hóa học; đây không phải là loại gia vị cho bé ăn dặm an toàn. Bạn nên hạn chế tối đa việc cho bé sử dụng các loại thực phẩm này.

3. Các gia vị khác

Gia vị cho bé ăn dặm
Các loại gia vị khác
Các loại gia vị tự nhiên như gừng, tỏi, sả, nghệ, tiêu, quế, hồi…; các loại thảo dược và rau thơm thường ít được cha mẹ bổ sung vào khẩu phần ăn của con. Tuy nhiên trên thực tế, việc cho bé làm quen với các loại gia vị này từ sớm lại góp phần tạo nên mùi vị mới lạ cho các bữa ăn; cũng như kích thích và phát triển vị giác của bé. Các loại gia vị, thảo dược và rau thơm còn được biết đến với vai trò là các vị thuốc có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa và nhiều công dụng phòng, trị bệnh.
Khi trẻ được 8 tháng trở đi, bạn có thể bắt đầu giới thiệu bé nhiều loại gia vị khác nhau kết hợp cùng các món ăn hàng ngày. Đây là một cách tuyệt vời để tạo nên mùi vị đặc biệt hấp dẫn cho món ăn mà không cần dùng tới muối và đường.
Đối với các gia vị cay, nóng (như hạt tiêu, ớt), bạn nên thận trọng khi sử dụng vì có thể gây bỏng lưỡi bé và ảnh hưởng tới dạ dày. Mẹ chỉ nên bổ sung một lượng rất nhỏ và quan sát phản ứng của bé. Nếu con không thích và từ chối món ăn, mẹ có thể loai bỏ loại gia vị đó trong những lần nấu tiếp theo.
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục