Tại sao mẹ nên trì hoãn lần tắm đầu tiên cho bé?

Việc tắm cho bé sau sinh rất quan trọng. Tuy nhiên, không phải lúc nào bố mẹ cũng nên tắm cho con ngay. Mẹ có biết đâu là lý do nên trì hoãn lần tắm đầu tiên cho trẻ ngay sau khi chào đời không? Sự trì hoãn này đem lại lợi ích như thế nào? Hãy cùng Bibo Mart tìm hiểu dưới đây nhé!

Trì hoãn lần tắm đầu tiên cho bé sơ sinh là gì?

Trì hoãn lần tắm đầu tiên cho trẻ sơ sinh là việc cha mẹ không tắm cho bé trong vòng 24 giờ đầu sau sinh. Trẻ mới sinh có một lớp sáp (gây) bao phủ trên người. Lớp màng bảo vệ này có tác dụng làm mềm da và miễn dịch cho bé khi thay đổi môi trường từ trong bụng mẹ ra bên ngoài. Nếu tắm ngay cho bé sau khi sinh, bé dễ bị sốc nhiệt, khô da và nhiễm khuẩn. 

 

Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo nên trì hoãn lần tắm đầu tiên cho trẻ sơ sinh sau 24h sau khi sinh. Vì vậy, bố mẹ nên tuân thủ để tránh xảy ra các trường hợp không mong muốn.

5 lý do nên trì hoãn lần tắm đầu tiên cho trẻ sơ sinh

1. Duy trì lớp bảo vệ tự nhiên cho làn da bé

trì hoãn lần tắm đầu tiên cho bé
Vernix hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên và chứa các protein ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn thông thường.
Trẻ sinh ra được bao phủ bởi một chất màu trắng gọi là vernix, bao gồm các tế bào da mà con bạn tạo ra trong giai đoạn đầu phát triển. Vernix hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên và chứa các protein ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn thông thường.
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng lớp màng này có lợi cho chức năng miễn dịch. Việc để lớp này trên da của bé trong một thời gian sẽ tạo ra một lớp bảo vệ trong thời gian chờ đợi hệ miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn. Ngoài tác dụng bảo vệ, lớp màng này còn giúp làm ẩm và mềm da bé. Điều này quan trọng đối với trẻ sinh non có làn da rất dễ bị tổn thương.

2. Bé có thêm thời gian để gần mẹ hơn

Trì hoãn lần tắm đầu tiên cho trẻ
Sau khi chào đời, bé muốn được ở gần mẹ càng nhiều càng tốt.
Sau khi chào đời, bé muốn được ở gần mẹ càng nhiều càng tốt. Một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay là phương pháp kangaroo. Mẹ ủ ấm con bằng cách đặt lên ngực. Với phương pháp này, bé dễ dàng nghe thấy giọng nói của mẹ, ngửi mùi cơ thể của mẹ và cảm nhận được sự an tâm mà mẹ mang đến thông qua tiếp xúc làn da. Để bé ở gần mẹ cũng giúp kích thích sản xuất sữa mẹ và giúp bé dễ dàng thích ứng với sự chuyển đổi môi trường sống từ trong bụng mẹ ra ngoài. Việc cho trẻ đi tắm quá sớm có thể làm gián đoạn quá trình chăm sóc da kề da, gắn kết mẹ con và việc nuôi con bằng sữa mẹ.

 

3. Giúp trẻ sơ sinh ổn định nhiệt độ cơ thể

Những em bé mới sinh vẫn chưa thể điều tiết tốt thân nhiệt. Cho con tắm ngay sau sinh sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh và hạ thân nhiệt. Sự ấm áp mà cơ thể mẹ mang đến sẽ duy trì được nhiệt độ cơ thể bé.
Nhiệt độ cơ thể của trẻ sơ sinh thường thấp hơn người lớn. Cơ chế điều hòa thân nhiệt của bé cũng chưa hoạt động tốt như người trưởng thành nên bố mẹ và người chăm sóc bé cần chú ý không để con bị nóng hay lạnh quá mức.

 

4. Tránh tụt đường huyết và hoóc-môn căng thẳng

Nếu sớm bị tách ra khỏi mẹ chỉ để đi tắm, bé có thể sẽ quấy khóc và căng thẳng. Dẫn đến cơ thể sản sinh một loại hoóc-môn gây stress khiến lượng đường trong máu của bé giảm xuống. Điều này gây ra chứng lười bú, biếng ăn dẫn đến việc trẻ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để duy trì năng lượng cho cơ thể. Đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của con một cách trầm trọng.

5. Mẹ hay cha trực tiếp tắm cho con hạnh phúc hơn nhiều

Thiên thần mới ra đời sẽ kích thích bản năng làm bố mẹ của bất cứ ai lần đầu sinh con. Do đó, bố mẹ sẽ rất háo hức và phấn khích khi tự tay tắm cho bé yêu của mình. Tuy nhiên, bố mẹ nên tìm hiểu trước phương pháp tắm cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho con của mình nhé.

 

 trì hoãn lần tắm đầu tiên cho bé
Bố mẹ trực tiếp tắm cho con hạnh phúc hơn nhiều

Xem thêm: Cách tắm chuẩn cho bé sơ sinh tại nhà

 

Trên đây là những thông tin hữu ích về việc trì hoãn lần tắm đầu tiên cho trẻ sơ sinh. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức, kinh nghiệm để nuôi con khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Mẹ có thể tìm hiểu và trang bị thêm nhiều kiến thức để tự tin nuôi con tại đây

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục