Mọi ông bố bà mẹ đều mong mỏi con mình lớn lên sẽ hoạt bát, thông minh. Mặc dù đào tạo một đứa trẻ tài giỏi không phải là chuyện đơn giản; nhưng chỉ cần chú ý một chút trong những hoạt động, sinh hoạt thường ngày, bố mẹ có thể giúp con kích thích não bộ phát triển hiệu quả. Dưới đây là gợi ý của Bibo Mart về một số trò chơi thông minh cho bé để bố mẹ chơi cùng con!
1. Giúp trẻ thông minh từ sớm qua các trò chơi trí tuệ
Theo các nghiên cứu khoa học, ngay từ khi chào đời, não trẻ phát triển nhanh ngay từ tuần thứ 8 của thai kỳ. Khi sinh ra, não trẻ bằng 25% trọng lượng não người trưởng thành, đạt 80% trọng lượng não người lớn khi trẻ 2 tuổi. Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng một đứa trẻ vượt trội không chỉ có một trí óc thông minh mà còn cần có một cơ thể khỏe mạnh, một tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc…và tất cả chỉ có được khi bé phát triển toàn diện trên cả 4 khía cạnh: trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp.
Khác với phương pháp giáo dục truyền thống, giáo dục sớm từ 0 tuổi khuyến khích trẻ phát triển tự nhiên theo hình thức “học mà chơi, chơi mà học”. Giống như việc ươm hạt giống tài năng, giáo dục sớm bồi dưỡng nền tảng tính cách mỗi con người, phát triển đồng bộ ngôn ngữ thị giác (nhận biết mặt chữ và đọc hiểu) và ngôn ngữ thính giác (nghe và nói chuyện).
Ngoài ra, trẻ còn được tiếp xúc với ngoại ngữ từ sớm và khám phá cuộc sống qua các trò chơi bổ ích; tạo hứng thú với việc học và khả năng tính toán thông minh. Nhờ vậy, trẻ được phát triển toàn diện 9 loại hình thông minh tiềm tàng về ngôn ngữ, logic toán học, không gian, sinh tồn, khả năng vận động thân thể, âm nhạc, năng lực tương tác, trí thông minh nội tại và tự nhiên.
2. Top 7 trò chơi thông minh cho bé mà cha mẹ nên thử ngay
2.1. Tận dụng gương mặt của bố mẹ
Gương mặt của bố mẹ có thể in dấu trong trí não non nớt của bé nhờ những trò chơi kết nối. Bố mẹ có thể làm mặt hài hước, ngộ nghĩnh và tạo ra tiếng động cùng một lúc. Hãy di chuyển những ngón tay và đồ chơi lại gần rồi ra xa so với tầm nhìn của trẻ. Bạn cũng có thể nói từ hai phía bên tai của trẻ để trẻ học cách nhận diện giọng nói từ những hướng khác nhau.
2.2. Sử dụng tên trẻ thật nhiều
Hãy gọi tên của trẻ thật nhiều với giọng trìu mến, yêu thương và giới thiệu với những người lạ về tên của con trước mặt trẻ. Con có thể chưa ghi nhớ được ngay; nhưng nếu những cái tên được lặp đi lặp lại, bé sẽ vô thức nhớ được tên của mình.
2.3. Trò chơi với những đồ vật nhiều màu sắc
Tầm nhìn của trẻ chưa được xa. Thế nên bố mẹ hãy để những đồ vật nhiều màu sắc càng gần trẻ càng tốt. Màu sắc, nhất là những màu tươi sáng như hồng, đỏ, vàng, xanh,… đều có thể kích thích thị giác của bé phát triển.
>>> Xem thêm: 5 màu sắc giúp tăng cường trí tuệ của bé
2.4. Trò tìm đồ cùng màu
Bé từ 6 tháng-1 tuổi đã bắt đầu biết ghép những đồ vật có sự tương xứng lại với nhau. Tuy nhiên, khái niệm và hình khối và màu sắc của trẻ vẫn còn chưa thật rõ ràng. Một trong những cách đơn giản để rèn luyện khả năng nhận biết này cho trẻ là dạy trẻ phân loại những món đồ chơi có màu sắc giống nhau thành một nhóm.
2.5. Trò chơi với gương
Sau khi trải qua những ngày tháng chỉ biết đến ăn và ngủ; các bé 3 tháng tuổi đã bắt đầu thích thú được trải nghiệm nhiều hơn về thế giới xung quanh. Và việc soi gương chính là một trong những trải nghiệm thú vị đầu đời mà hầu hết các bé đều tỏ ra phấn khích.
Ngay từ khi trẻ còn “ê a”, hãy để bé được nhìn ngắm và khám phá mình trong gương. Ban đầu, chắc chắn bé không thể nhận biết chính mình trong gương. Song bạn có thể chỉ cho bé nhận biết những bộ phận khác nhau trên cơ thể. Sau một thời gian, từ những thích thú mang tính vô thức; não bộ của trẻ sẽ dần liên kết các khái niệm và tổng hợp chúng lại thành những nhận thức rõ ràng hơn
2.6. Trò “xuất hiện và biến mất”
Trò chơi này phù hợp với các bé được khoảng 8-9 tháng tuổi trở lên. Bạn có thể chọn một số đồ chơi quen thuộc với trẻ như búp bê, gấu bông, quả bóng, cốc nhựa,… để cho vào giỏ. Trước hết, cho trẻ được nhìn thấy đồ vật mà bạn muốn con đi tìm; rồi đặt món đồ lại vào giỏ. Sau đó yêu cầu con đi tìm lại món đồ đó. Trò chơi này giúp kích thích khả năng tư duy cũng như rèn tính kiên nhẫn cho trẻ.
2.7. Trò sử dụng ngôn ngữ kí hiệu
Trẻ nhỏ đã hình thành những ý tưởng phức tạp trong đầu trước cả khi biết thể hiện những ý tưởng đó bằng lời nói. Theo một số nghiên cứu khoa học, dạy trẻ một số mệnh lệnh đơn giản bằng ngôn ngữ kí hiệu có thể làm tăng chỉ số IQ của trẻ. Hãy bắt đầu dạy con bằng những mệnh lệnh đơngiản; chẳng hạn như “ăn” thì dùng hành động giả vờ đưa đồ ăn bằng tay vào miệng; “chơi” thì dùng chân chạy tại chỗ…
Theo Eva.vn