Mẹ cần làm gì khi nước ối nhiều trong quá trình mang thai?

Dư ối có nguy hiểm không; hay mẹ cần làm gì khi bị dư ối là một vấn đề khiến không ít bà bầu lo lắng và suy nghĩ. Vậy có cách nào khắc phục cũng như điều trị tình trạng nước ối quá nhiều trong quá trình mang thai hay không? Cùng Bibo Mart tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Dư ối có nguy hiểm không?
Dư ối là tình trạng nước ối bao quanh thai nhi tăng quá nhiều

1. Dư ối là gì?

Nước ối bao quanh thai nhi có nhiều chức năng quan trọng như: bảo vệ thai nhi khỏi những va đập bên ngoài và sức ép từ cử cung của mẹ; cung cấp dưỡng chất cho thai nhi; kích thích chức năng tiêu hóa và bài tiết của thai nhi khi còn trong bụng mẹ; tạo môi trường vô khuẩn để đảm bảo an toàn cho bé.
Thông thường, lượng nước ối của mẹ sẽ tăng ổn định trong suốt các quý của thai kỳ. Trong đó, mức cao nhất là khoảng 1000ml ở tuần thứ 34-36, gần tháng dự sinh. Tuy nhiên, có một số trường hợp bị tăng lượng nước ối lên gấp nhiều lần. Đó chính là tình trạng dư ối.

2. Dư ối có nguy hiểm không? Triệu chứng dư thừa nước ối

Theo nghiên cứu, khoảng 1% bà bầu có nguy cơ đối mặt với vấn đề thừa nước ối. Những dấu hiệu giúp bà bầu nhận biết mình thừa nước ối là các triệu chứng đau lưng, phù chi và thở dốc có dấu hiệu tăng lên hơn so với mức bình thường. Ngoài ra, mẹ có thể đọc thêm triệu chứng cụ thể của từng loại dư ối:

2.1. Dư ối cấp

Hiện tượng dư nước ối cấp ở bà bầu thường xảy ra vào tuần thứ 16-20 trong quá trình mang thai. Nếu không biết kịp thời, bà bầu có thể sẽ chuyển dạ sớm; hoặc xấu nhất có thể gây sảy thai.
Các dấu hiệu nhận biết:
  • Bụng bà bầu sẽ lớn nhanh hơn và có dấu hiệu căng cứng.
  • Bà bầu sẽ cảm nhận thấy tử cung của mình căng cứng và ấn đau.
  • Bà bầu sẽ không sờ được các phần thai nhi. Khám kỹ có thể có dấu hiệu cục đá nổi.
  • Nếu bà bầu bị đa ối cấp, sẽ khó nghe tim thai hơn bình thường.
  • Bên cạnh đó, khi thăm khám âm đạo mà thấy đoạn dưới căng phồng, cổ tử cung hé mở, đầu ối căng thì đó cũng là những triệu chứng cho thấy bà bầu đã mắc chứng đa ối cấp.
  • Bà bầu còn bị phù và giãn tĩnh mạch, đặc biệt là chi dưới do tĩnh mạch chủ dưới bị chèn ép, gây ra các triệu chứng liên quan.
  • Mẹ bầu cũng sẽ có triệu chứng khó thở và có thể dẫn đến suy hô hấp, ảnh hưởng không tốt đến quá trình mang thai.
Dị dạng cấu trúc thai nhi phải được loại trừ bằng phương pháp siêu âm khi xuất hiện hiện tượng dư thừa nước ối. Nguyên nhân chính là do dư ối cấp tính sẽ gây nhiều biến dạng cho thai nhi như: tắc nghẽn thực quản hoặc đoạn cao của ống tiêu hóa, tật nứt cột sống, quái thai vô sọ… và nhiều tác hại không lường trước được.

2.2. Dư ối mãn

Đa ối mãn chiếm 95% các trường hợp đa ối. Triệu chứng này thường xuất hiện ở những tháng cuối thai kì ở bà bầu. Ở giai đoạn này, bệnh đa ối mãn phát triển tương đối chậm nên các bà bầu dễ thích nghi với các triệu chứng. Do đó, bà bầu sẽ không đau nhiều, khó thở nhiều như khi mắc đa ối cấp. Nhưng đến một giai đoạn khi nước ối đã tăng nhiều lên thì mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ được sự bất thường.

Trong trường hợp này, thai nhi cũng có thể mắc phải các dị tật về tiêu hóa do phải chịu áp lực từ nước ối; đồng thời có thể bị nhẹ cân hơn những trẻ khác khi sinh ra.

Những dấu hiệu nhận biết triệu chứng đa ối cấp là:
  • Bà bầu đi khám trước ngày sinh 3 tháng sẽ cảm thấy nặng bụng, bụng căng.
  • Thường xuyên cảm thấy khó thở, tim đập nhanh hơn giai đoạn đầu khi mang thai.
  • Khi tiến hành khám lâm sàng có các dấu hiệu như sóng vỗ; sờ nắn khó thấy các cực của thai nhi và có dấu hiệu cục đá nổi; tử cung lớn hơn so với tuổi thai; thăm âm đạo thấy đoạn dưới căng phồng;…

3. Mẹ cần làm gì khi có dấu hiệu dư ối?

Dư ối có nguy hiểm không?
Mẹ nên đi thăm khám ngay khi nghi ngờ mình mắc phải chứng dư ối.

Nếu thật sự cảm thấy mình có những dấu hiệu của dư ối, mẹ bầu nên đến bệnh viện kiểm tra để biết chắc chắn tình trạng của mình. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, các bác sỹ sẽ có phương án điều trị phù hợp để mẹ chóng hồi phục.

Nếu vấn đề ở mẹ chỉ là nhẹ, bác sĩ chuyên môn sẽ cho mẹ uống thuốc lợi tiểu để rút bớt phần nước ối dư và điều hòa lại. Hoặc có thể, các bác sĩ sẽ dùng các liệu pháp khác để cải thiện tình trạng này.

Bên cạnh đó, có một số trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu bà bầu nhập viện trước kì hạn để sinh hoặc mổ nếu cần thiết. Điều này nhằm tránh các trường hợp xấu nhất xảy ra cho cả mẹ và bé.
Triệu chứng dư nước ối khi mang thai có những ảnh hưởng không thuận lợi đến quá trình mang thai của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần phải có biện pháp đối phó kịp thời để không xảy ra những việc ngoài ý muốn. Hi vọng những chia sẻ trên đây của Bibo Care có thể giúp các mẹ biết được cần phải làm gì khi nước ối nhiều! Xin chúc các mẹ khỏe mạnh và sinh con một cách thuận lợi nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục