Loại bỏ thói hư của trẻ trong đúng 1 tuần theo hướng dẫn của các chuyên gia tâm lý hàng đầu

7 ngày với kế hoạch chi tiết cụ thể để loại bỏ thói hư của con, ba mẹ sẵn sàng thử chưa? Bắt tay vào thôi !!!

Ngày 1: Không phản ứng lại


Tôi là một bà mẹ hai con, bé gái – Charlotte 9 tuổi và bé trai Julian 4 tuổi. Mỗi ngày phải nghe tiếng la hét, khóc lóc inh ỏi của con trai, đặc biệt là sau mỗi trận chiến giữa hai chị em khiến tôi vô cùng bực bội. Tôi quyết định cần phải bình tĩnh và tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia để xây dựng nên một bản kế hoạch “trị” các thói hư của con.
Giáo sư Ed Christophersen, chuyên gia tâm lý hành vi trẻ em tại bệnh viện nhi Mercy (bang Missouri, Mỹ) đã chỉ ra sai lầm lớn nhiều cha mẹ mắc phải. Tôi quyết định lựa chọn bữa sáng để tuyên bố: “Từ giờ cho dù các con có khóc lóc, rên rỉ hay cãi vã thì mẹ đều không quan tâm nhé”. Và quy định này có hiệu lực ngay lập tức.
Hôm đó chúng tôi ghé thăm một cửa hàng quần áo. Như thường lệ Julian nũng nịu: “Tại sao chúng ta lại phải ở trong cửa hàng quần áo ngu ngốc này hả mẹ?”, “Con muốn về nhà”. Thông thường tôi sẽ lôi vài chiếc kẹo trong túi xách ra để dụ thằng bé yên lặng, ngoan ngoãn. Nhưng lần này thì không, tôi tiếp tục ngắm nghía những chiếc áo phông. Thằng bé hét lên: “Mẹ, mẹ có nghe con nói không? Con ghét ở đây”. Tôi lờ đi như không nghe thấy gì trong ánh mắt ái ngại của người bán hàng, tôi quay sang mỉm cười vui vẻ với con gái.
Julia thấy vậy mỗi lúc càng hét to hơn. Tôi phải rất cố gắng để kiềm chế bản thân không phản ứng lại, nhưng rồi đột nhiên thằng bé im lặng. Nó phát hiện những chiếc dây chuyền có treo hình lego, thế là thằng bé chìm đắm chơi với chúng và không gian yên tĩnh trở lại cho tới khi chúng tôi chọn xong đồ và rời đi.

Ngày 2: Suy nghĩ tích cực

Chuyên gia tư vấn gia đình Robin H.C – tác giả của cuốn sách “Think your way to happy” (Tạm dịch: “Hãy suy nghĩ theo cách của bạn để trở nên vui vẻ!”) cho biết nếu muốn trẻ ngoan hơn, bố mẹ cũng cần suy nghĩ tích cực hơn.
Hôm nay Julian lại than thở vì loay hoay mãi không lắp ghép được ngôi nhà. Tôi nói: “Con đang làm rất tốt đấy. Hãy thử vài cách khác xem sao”. “Không…”, thằng bé bướng bỉnh hét lên. Lúc này Charlotte bước lại gần và nói: “Nào, để chị giúp em nhé!”. Tôi hạnh phúc reo lên: “Ôi Charlotte, con thực sự là một người chị vô cùng tuyệt vời”. Và chỉ nửa tiếng đồng hồ sau những đứa trẻ đã biến chiếc hộp đựng giày cũ trở thành ngôi nhà xinh xắn. “Ngôi nhà quá đẹp. Mẹ rất tự hào vì hai con đã chơi vui vẻ cùng nhau”, tôi nói. Cứ thế một ngày trôi qua rất bình yên trong ngôi nhà của chúng tôi.

Ngày 3: Kiểm điểm bản thân

Tiến sĩ Jayne Bellando, bác sĩ tâm lý nhi khoa (bệnh viện nhi Arkansa, Mỹ) nhấn mạnh.
Một buổi sáng, thay vì thúc giục con khẩn trương lên, tôi bình tĩnh nói: “Mẹ muốn nhắc hai đứa là chỉ con 5 phút cho các con nếu các con không muốn muộn giờ học”. Khi đó, Charlotte và Julian tập trung làm mọi việc nhanh chóng hơn thường ngày.
“Các con yêu đã sẵn sàng chưa?”, tôi cất tiếng với giọng điệu vô cùng tươi vui. Charlotte nhìn tôi sững sờ như thể thấy một bà mẹ khác vậy, con bé đáp lại với giọng phấn trấn: “Sẵn sàng ạ”. Vậy là bọn trẻ lên đường tới trường mà không hề bị muộn.

Ngày 4: Kiểm chứng thói hư của trẻ trước khi kỉ luật

Đây là lời khuyên của Catherine Hickem, tác giả cuốn sách Unleasing the Power of Parental Love (Tạm dịch: “Giải phóng sức mạnh tình yêu thương của bố mẹ”).
Khi Charlotte đánh Julian vì thằng bé nghịch ngợm làm vỡ chiếc vòng tay yêu thích của chị, thay vì hành động trách phạt như mọi khi, tôi gọi Charlotte đến bên và nói: “Con chắc chắn rất tức giận vì em đã đánh vỡ chiếc vòng của con đúng không”. Charlotte mắt ngấn lệ: “Julian luôn làm mọi thứ rối tung. Nó khiến con tức điên lên”. Tôi đáp lại: “Mẹ sẽ hỏi tội Julian. Con bực bội là hoàn toàn có lý. Nhưng giờ con cần đi vào phòng và suy nghĩ về hành động đã đánh em trai mình”.
Charlotte lập tức quay về phòng như lời tôi. Và khi con bé trở ra thì đã không còn bất kì sự hờn dỗi, ấm ức nào nữa. Tôi rút ra bài học rằng: “Con cần được cảm thông trước khi chịu khiển trách”.

Ngày 5: Kiên định

Quan điểm trên là của Giám đốc bệnh viện y khoa gia đình Presbyterian tại NewYork.
Sáng nay Julian phải dùng loại kem đánh răng mà thằng bé không thích, con bắt đầu than thở: “Con ghét vị bạc hà”. Tôi liền nhắc lại câu nói quen thuộc: “Hãy đón nhận những gì con nhận được và không than phiền”.
Buổi chiều khi đến thư viện, Julian vô cùng thất vọng vì cuốn sách mà con yêu thích đã bị người khác mượn rồi. Tôi nhắc lại câu nói: “Đón nhận mọi thứ và không buồn nào con trai”. Thằng bé kêu lên: “Sao mẹ suốt ngày nói câu này vậy?”. Nhưng sau đó Julian nhanh chóng phấn chấn lại và tìm kiếm một cuốn sách khác.
Bữa tối thằng bé tiếp tục vòi vĩnh: “Con muốn ăn đùi gà”. Tôi liền đáp: “Hãy đón nhận điều bạn nhận được và…?”. Nghe đến thế con vội ngắt lời tôi: “Con biết, con biết” và nhanh chóng đưa miếng bánh mì vào miệng. Tôi đã thấy cách cư xử của con tiến bộ rõ rệt khi áp dụng phương pháp này.

Ngày 6: Điều chỉnh thói hư

Catherine Hickem, tác giả của cuốn “Regret Free Parenting” (Tạm dịch: “Để dạy con mà không phải hối tiếc”) nói: “Bạn chỉ cần đối phó với việc phá vỡ những quy tắc cũ và thiết lập những quy tắc mới”.
Tôi khá phiền lòng vì các con đang bị nghiện xem tivi. Chiều muộn hôm đó tôi thông báo rằng các con không được phép xem tivi trong khi mẹ chuẩn bị bữa tối nữa. Kết quả tôi nhận lại là tiếng la hét không ngừng của bọn trẻ.
Nhưng tôi dứt khoát cầm lấy chiếc điều khiển tivi, chỉ để lại vài món đồ chơi cho Julian và sách bài tập về nhà của Charlotte rồi đi thẳng vào bếp. Tôi sử dụng phương pháp của ngày thứ nhất – không phản ứng và mặc kệ những tiếng la hét vọng lại từ phòng khách.
Nhưng không khí tĩnh lặng dần sau đó. Bước ra từ phòng bếp, tôi chứng kiến Julia đang loay hoay với món đồ chơi lắp ghép trong khi cô chị gái tập trung hoàn thành bài luận về nhà. Chính nhờ sự cương quyết của bản thân, tôi đã giúp các con từ bỏ một thói quen không tốt.

Ngày 7: Thư giãn

Ngày cuối tuần như thường lệ chúng tôi dành để thư giãn, nghỉ ngơi. Một tuần qua các con thực sự đã có nhiều thay đổi khiến tôi kinh ngạc. Tôi quyết định tạm gác công việc nhà lại và thưởng cho chúng một buổi dã ngoại đến công viên, nơi bọn trẻ thỏa thích đọc sách, vui đùa, chạy nhảy. Thật bất ngờ, không hề có tiếng cãi vã, rên rỉ, chí chóe nhau như bao ngày, chúng tôi đã có một ngày thật trọn vẹn bên nhau.
Tất cả vì tương lai con yêu. Cùng lập kế hoạch cho 7 ngày trị thói hư của con và đợi kết quả khả quan ba mẹ nhé!
Nguồn: Parent
Theo Trí Thức Trẻ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục