Hăm tã – Nỗi ám ảnh của nhiều ba mẹ nuôi con nhỏ. Dù rất cẩn thận trong việc chăm con nhưng vết đỏ ngứa ngáy cứ xuất hiện trên da bé thực sự khiến nhiều bố mẹ xót xa. Cùng Bibo Mart check ngay Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý dứt điểm hăm tã ở trẻ ba mẹ nhé!
Hăm tã là gì?
Hăm tã là viêm da tại vị trí mặc tã hoặc khu vực da bị kích ứng cho dùng tã. Ban đầu, viêm da sẽ chỉ là những chấm đỏ nhỏ, về sau viêm da sẽ phát triển rộng, lan ra khu vực mông, đùi, bẹn của bé.
Hăm tã khác với phát ban mẹ nhé! Các mẹ có thể phân biệt ở điểm chứng hăm tã sẽ xuất hiện chủ yếu ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với tã. Trong trường hợp hăm nhiều, chấm đỏ có thể lan ra thắt lưng hay vùng bắp đùi hay vùng xung quanh đùi. Còn phát ban thì có thể xuất hiện ở toàn thân của trẻ.
Hăm da gây nên cảm giác khó chịu cho bé. Nhẹ thì ngứa ngáy, châm chích, để lâu viêm sẽ nặng và chuyển sang rát, trầy, thậm chí rớm máu. Nhiều trẻ bỏ ăn, trằn trọc quấy khóc đêm vì khó chịu do hăm tã.
Làm sao để biết con bị hăm tã?
Có một vài dấu hiệu mẹ dễ nhận biết như:
- Mẩn đỏ, tróc da, trầy xước theo vùng ở khu vực da tiếp xúc với tã
- Trẻ mẫn cảm với mọi tác động của mẹ tới vùng mặc bỉm
- Khi thay tã, trẻ thường có biểu hiện khó chịu, quấy
- Lúc mẹ lau mông, trẻ sẽ có cảm giác đau và khóc
- Nếu mẹ tắm vùng mông cho bé bằng nước nóng, trẻ xót, sẽ khóc to.
- Trẻ cố gắng gãi khu vực đùi khi mà mẹ tháo tã ra
Một số triệu chứng hăm tã mẹ dễ thấy ở trẻ
Nguyên nhân của triệu chứng hăm tã ở trẻ nhỏ
Chứng hăm tã ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất vẫn là da của trẻ bị kích ứng. Một số nguyên nhân hăm tã thường gặp có thể kể đến:
– Hăm tã do nước tiểu của bé: Nước tiểu là chất thải của cơ thể. Trong nước tiểu có nhiều chất bẩn và khi được thải ra ngoài, vi khuẩn sẽ phát triển và sinh sôi mạnh tại đó. Nước tiểu lưu lâu trên da gây nên tình trạng hăm tã nặng hơn ở trẻ.
– Hăm tã do phân của bé: Các chất có thể gây kích ứng da như các vi khuẩn Bactarium Coli có trong ruột hay các enzym là một số thành phần kích ứng da có trong phân của trẻ. Đồng thời, các chất kích thích được tìm thấy trong phân của trẻ tiêu chảy rất cao, nếu chúng tồn tại trong một thời gian dài sẽ dẫn tới hăm tã ở trẻ.
– Hăm tã do mồ hôi, nhiệt độ và độ ẩm: Trẻ hiếu động, ưa thích vận động nên sản sinh ra nhiều mồ hôi. Ngoài ra chất thải có trong bỉm tạo nên nhiệt độ ẩm ở khu vực nhạy cảm của bé. Mà chúng ta đều biết: Ẩm, bí, chất thải lưu trữ là môi trường vàng để sản sinh vi khuẩn.
– Hăm tã do cọ xát liên tục: Da của trẻ nhỏ mỏng, yếu và rất nhạy cảm. Do đó, khi da bé bị cọ sát liên tục
– Hăm tã do vi khuẩn, nấm: Nhiệt độ và độ ẩm trong miếng tã chính là một môi trường hoàn hảo cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm.
– Hăm tã do bỉm giả, chất lượng kém: Bỉm kém chất lượng thấm hút kém, bí, hấp hơi, bề mặt thô ráp là nguyên nhân hàng đầu gây ra một loạt triệu chứng hăm da ở trẻ
Triệu chứng – nguyên nhân của hăm tã
Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh
Khi nắm được nguyên nhân gây hăm tã phía trên, chắc ba mẹ cũng nắm được nguyên tắc quan trọng nhất của việc trị bệnh này. Hai yếu tố quan trọng nhất để trị dứt điểm hăm da ở trẻ là yếu tố vệ sinh và chất lượng bỉm. Dùng phải bỉm giả, chất lượng kém cũng là nguyên nhân khiến bé hăm tã nặng thêm nặng. Bibo Mart gửi ba mẹ những lưu ý quan trọng khi muốn trị dứt hăm tã cho con:
- Kiểm tra và thay bỉm thường xuyên. Bỉm có chất thải là môi trường ưa thích của vi khuẩn, nấm
- Vệ sinh sạch sẽ cho bé sau khi đại, tiểu tiện
- Tránh cọ xát, bôi phấn rôm nhiều vào khu vực hăm
- Để cho mông bé được thoáng mát tối đa, tránh dùng bỉm 24/24
- Chọn bỉm chất lượng tốt, thoáng khí, thấm hút nhanh, chống hăm, mềm mại dịu nhẹ cho da trẻ
- Áp dụng một số phương pháp trị hăm lành tính của Dân gian
- Có thể sử dụng thuốc Tây, nhưng phải dùng chỉ định từ bác sĩ
Một số phương pháp trị hăm cho bé từ Dân gian
Lá trầu không
Lá trầu không là một trong những vị thuốc vô cùng tuyệt vời để chữa bệnh. “Trầu không” có vị cay nồng, tính ấm, vào 3 vị kinh phế, tỳ, vị. Trầu không giúp hạ khí, chỉ khai, tiêu viêm và sát trùng ( với vi khuẩn và ký sinh trùng). Ngoài ra, trầu không giúp trừ phong thấp, kích thích thần kinh và tiêu hóa, phòng bệnh “lam sơn chướng khí”. Về dược lý, trầu không có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, tiêu viêm, dãn mạch và kích thích sự hưng phấn của thần kinh trung ương.
Để trị hăm cho bé, mẹ hãy lấy 3-4 lá trầu không rửa sạch, đun sôi để nguội và chắt lấy nước. Sau đó, dùng khăn nhúng vào nước trầu không và nhẹ nhàng thấm lên phần da bị hăm. Mẹ làm liên tục trong 1 tuần, mỗi ngày 3 lần sẽ thấy bệnh tình của bé giảm đi rõ rệt.
Lá khế
Cách chữa hăm này cũng rất đơn giản. Mẹ lấy một nắm lá khế, rửa sạch, giã nhuyễn rồi đổ thêm chút nước đun sôi để nguội. Sau đó bỏ thêm vài hạt muối vào và chắt lấy nước cốt. Tiếp tục nhúng khăn mềm vào nước lá khế rồi nhẹ nhàng thấm lên phần da bị hăm của con. Mẹ không nên dùng khăn quá ướt. Vì khăn ướt sũng lau lên da sẽ khiến nước chảy nhiều, mất vệ sinh và có thể gây lở loét thêm.
Lá trà/chè
Dù là trà xanh hay trà túi thì đối với việc trị hăm cũng là nguyên liệu vô cùng hữu ích. Với trà túi thì công việc chữa hăm khá đơn giản. Mẹ chỉ cần đặt túi trà vào tã của bé để giữ cho vùng da nhạy cảm của bé luôn khô thoáng và tannin có trong trà túi sẽ giúp làn da của bé phục hồi từ từ.
Với trà xanh, mẹ cần rửa sạch, đun sôi để nguội và dùng nước trà phun trực tiếp lên vùng da bị hăm của trẻ hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho trẻ đều rất hiệu quả. Sau khi tắm bằng nước trà xanh thì mẹ nên tắm lại cho bé bằng nước ấm. Vì trong trà xanh có lyzozym là chất giúp sát trùng và làm sạch vi khuẩn gây bệnh bám trên da bé
Hăm tã sẽ được triệt tiêu nếu mẹ áp dụng kịp thời các phương pháp nêu trên. Khi biết rõ nguyên nhân, dấu hiệu của hăm tã thì việc trị dứt điểm nó không còn là điều quá khó khăn. Chúc ba mẹ, em bé và gia đình luôn khỏe mạnh!