Mẹ bầu thường ốm nghén khi nào? Các biểu hiện và cách ngăn ngừa

Ốm nghén là tình trạng mệt mỏi mà bất cứ mẹ bầu nào cũng phải trải qua. Với những ai mới lần đầu làm mẹ, chuyện ốm nghén có thể là vấn đề còn nhiều bỡ ngỡ. Vậy mẹ bầu thường ốm nghén khi nào? Có những biểu hiện gì? Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Bibo Care sẽ lý giải, các mẹ theo dõi nhé!

 

1. Ốm nghén là gì?

Ốm nghén bao gồm rất nhiều các biểu hiện khó chịu, thường xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Trong đó, nổi bật nhất là triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn và nôn khan. Có đến khoảng từ 50% đến 90% phụ nữ mang thai phải chịu đựng các cơn buồn nôn và ói mửa mỗi ngày khi trải qua giai đoạn ốm nghén. Tuy nhiên, chỉ có 1% trong số đó thực sự được xem là ốm nghén nặng và cần đến trợ giúp y tế. 

Ốm nghén khi nào
Ốm nghén là tình trạng cơ thể có những dấu hiệu suy nhược khi mới mang thai

2. Nguyên nhân mẹ bầu bị ốm nghén

Nguyên nhân gây ra ốm nghén trong thai kỳ cho đến nay vẫn chưa thấy có cơ chế nào rõ ràng.

  • Một số giả thiết được đặt ra là do sự thay đổi nội tiết tố sinh lý khi mang thai. Trong đó, khi nồng độ progesterone tăng cao sẽ làm giãn các cơ của hệ tiêu hóa, dẫn đến thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, tạo cảm giác buồn nôn. Chất này còn làm thức ăn trong dạ dày chậm tiêu hóa hơn bình thường, gây chứng khó tiêu.

  • Bên cạnh đó, một số phụ nữ có hệ thần kinh vốn nhạy cảm, có phản xạ rất mạnh với những thay đổi trong cơ thể lẫn môi trường bên ngoài. Điều này càng rõ ràng hơn khi họ mang thai; khiến cho mùi vị của những loại thức ăn, tinh dầu,… thông thường cũng khiến họ cảm thấy nôn nao, khó chịu. 

 

3. Mẹ bầu thường ốm nghén khi nào?

Thời điểm xảy ra dấu hiệu ốm nghén đầu tiên khác nhau ở các sản phụ. Tuy nhiên, hầu hết các phụ nữ bắt đầu cảm thấy khó chịu khi thai kì bắt đầu được khoảng nửa chừng trong ba tháng đầu tiên, tức giữa tuần thứ sáu. Triệu chứng này sẽ giảm dần trong 14 tuần và đây là một trong những dấu hiệu cho biết người phụ nữ đã mang thai. Một số phụ nữ cũng có thể bị ốm nghén kéo dài trong suốt thai kỳ.

Nói một cách khác, mẹ bầu hoàn toàn không có triệu chứng gì bất thường trước tuần lễ thứ sáu. Và điều này cũng có nghĩa là cơn nôn ói đầu tiên xuất hiện đột ngột vào ngay lúc thức dậy sau những ngày trễ kinh là tin báo hiệu bạn đã mang thai. Chưa kể, những tín hiệu ấy có thể rất rõ ràng ở người mẹ này, nhưng lại không dễ cảm nhận ở mẹ bỉm khác.

Với các trường hợp nghén nhẹ, chỉ sau khoảng 1 tháng là các triệu chứng sẽ biến mất. Tuy nhiên, ở nhiều người có sức khỏe kém, tình trạng này có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí là suốt cả thai kỳ; kèm theo các hệ lụy như chán ăn, mất ngủ, sụt cân.

 

4. Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Tình trạng buồn nôn và nôn khi mang thai thường không gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cần phải tìm cách khắc phục bằng cách bổ sung đủ nước và điện giải. Điều này sẽ giúp mẹ tránh bị mất nước và giảm cân quá mức, đồng thời ổn định cân nặng của thai nhi sau khi sinh. Mất nước quá mức cũng có thể dẫn đến rối loạn ở tuyến giáp, gan và gây cạn nước ối.

 

5. Cách ngăn ngừa ốm nghén 

  • Bổ sung vitamin tổng hợp
  • Ăn nhẹ với bánh mì khô hoặc bánh quy vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường để tránh bụng đói khi di chuyển.
  • Uống nhiều nước.
  • Nghỉ ngơi thường xuyên, sinh hoạt điều độ
  • Để nhà cửa và nơi làm việc thông thoáng
  • Tránh khói thuốc lá, thức ăn cay nóng và dầu mỡ
  • Tránh tiếp xúc với mùi khó chịu.
  • Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, thay vì ba bữa chính.
  • Sử dụng trà gừng, kẹo gừng hoặc nước chanh để kiềm cơn buồn nôn

 

6. Dấu hiệu ốm nghén nặng

Nếu các mẹ có những dấu hiệu nghén nặng như dưới đây thì có thể tìm đến sự tư vấn của các y bác sĩ sản khoa:

  • Buồn nôn dữ dội kéo dài
  • Nôn liên tục, không kiểm soát
  • Giảm từ 1-2 kg trở lên
  • Sốt nhẹ hoặc người nóng râm ran cả ngày
  • Tiểu rắt, nước tiểu màu sẫm
  • Choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Tim đập nhanh

Trên đây là những thông tin quan trọng mà Bibo Mart đã tổng hợp. Hy vọng mẹ đã giải đáp được các câu hỏi về ốm nghén như vì sao mẹ ốm nghén; mẹ ốm nghén khi nào; làm gì để ngăn chặn các triệu chứng ốm nghén,… Chúc mẹ sớm vượt qua giai đoạn này để yên tâm dưỡng thai!

 

 

Chỉ mục