Bạn có biết trò chơi dân gian nào phổ biễn mỗi dịp trung thu về?

Tết Trung thu – ngày Rằm tháng 8 âm lịch hằng năm đã trở thành ngày tết của trẻ em (Tết Thiếu nhi). Trẻ em trên khắp mọi miền đất nước rất mong đợi được đón tết này. Vì vào dịp này thường được người lớn tặng đồ chơi và phá cỗ. Ở một số nơi còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian như rước đèn, múa lân, …. Hơn hết, mỗi dịp Trung thu về, chúng ta lại được trở về với ký ức tuổi thơ, về văn hóa truyền thống. Vậy đâu là những trò chơi dân gian thường thấy ở Trung thu ? Cùng BiBo Mart đi khám phá ngay nhé !

1. Rước đèn

 

Trò chơi dân gian dịp Trung thu
Rước đèn
Nước ta có lịch sử phát triển gắn liền với nền văn minh lúa nước. Vì vậy những hoạt động dân gian trong đêm Trung thu dành cho trẻ em cũng luôn thể hiện những hình ảnh mang đậm sắc thái làng quê. Người lớn thường tổ chức cho trẻ em cùng nhau rước đèn đi khắp thôn trong đêm Trung thu.
Trong đêm rằng tháng 8 – đêm Trung thu, các em thiếu nhi đều hào hứng và vui sướng khi được chơi đùa cùng bạn bè.

2. Múa lân

Trò chơi dân gian
Múa lân
Theo truyền thuyết, kỳ lân là con vật thần thoại huyền bí và rất hiền, không đạp lên cỏ cây, không làm hại vật sống. Kỳ lân chỉ xuất hiện khi có thánh nhân ra đời hoặc dưới thời thái bình thịnh trị. Như vậy trò múa lân trong đêm Trung thu tượng trưng cho sự xuất hiện của kỳ lân, cũng là sự cầu mong đất nước thái bình, thịnh trị, nhà nhà gặp nhiều may mắn.

3. Trống lắc tay

Trống lắc tay
Trống lắc tay
Khác với trống ếch, trống lắc tay sẽ có 2 viên bi nhựa được gắn ở 2 bên trống, khi lắc bi va vào mặt trống sẽ tạo ra tiếng những tiếng “boong boong” vui tươi, rộn ràng. Trong các đoàn rước đèn Trung thu của trẻ em ngày xưa ở các miền quê, trống lắc tay là cũng là những món đồ chơi không thể thiếu.

4. Làm đèn lồng giấy xếp

Lồng đèn giấy xếp
Lồng đèn giấy xếp
Hiện nay trẻ em đã khá quen với nhiều món đồ chơi và lồng đèn hiện đại, hấp dẫn, đẹp mắt hơn. Thế nên chiếc đèn lồng làm bằng giấy xếp đã gần đi vào quên lãng. Tuy nhiên, các bậc làm cha mẹ có thể dạy con trẻ cách làm đèn lồng bằng giấy xếp. Bởi việc này sẽ giúp con có thêm một thú vui trong mùa Trung thu. Hơn nữa còn giúp trẻ hiểu hơn về ý nghĩa của tết Trung thu – tết đoàn viên.

5. Làm đèn lồng giấy bóng kiếng

Trò chơi dân gian nhân dịp Trung thu
Đèn lồng giấy bóng kiếng
Làm đèn lồng bằng giấy bóng kiếng rất công phu. Thế nhưng cha mẹ vẫn có thể chỉ con cách làm những mẫu đơn giản nhất
Bắt đầu bằng việc chẻ tre, vót nan rồi cột khung mẫu, dán giấy bóng kiếng và công đoạn cuối cùng là vẽ hình trang trí. Chiếc lồng đèn làm bằng giấy bóng kiếng cũng là một trong những món đồ chơi truyền thống qua nhiều thế hệ người Việt.

6. Mặt nạ và đồ chơi làm bằng giấy bồi

Mặt nạ và đồ chơi làm bằng giấy bồi
Mặt nạ và đồ chơi làm bằng giấy bồi
Ông Địa, chú Tễu… – hình ảnh các nhân vật dân gian quen thuộc này hay được sử dụng để làm mặt nạ. Ngoài ra, còn có mặt nạ của các nhân vật trong truyện cổ tích nước ngoài để các em hóa trang thành các nhân vật mình yêu thích trong đêm hội phá cỗ.
Không chỉ có mặt nạ giấy bồi, người xưa còn sáng tạo ra những đồ chơi khác làm từ nguyên liệu tái chế, rẻ tiền mà an toàn cho sức khỏe.

7. Nặn tò he

Trò chơi dân gian
Nặn tò he
Các nguyên liệu để nặn tò he cũng rất thân thuộc với ruộng đồng như bột gạo nếp, phẩm màu tự nhiên, que tre. Và với sự sáng tạo, kỹ thuật điệu nghệ, người thợ có thể nặn ra những con tò he đủ mọi hình dáng. Hơn nữa còn thể hiện được các cung bậc cảm xúc trên khuôn mặt.
Tò he là giấc mơ muôn màu sắc. Cả thế giới trẻ thơ đầy ngộ nghĩnh được thể hiện qua các nhân vật cổ tích, con thú đáng yêu. Vì thế, tò he cũng là một trong những loại đồ chơi hướng trẻ em tới nghệ thuật, sự khéo léo, tỉ mỉ và không thể thiếu trong những ngày tết Trung thu.

8. Trống ếch

Trống ếch
Trống ếch
Trống ếch là loại trống có tang bằng đồng và có dây đeo vào cổ. Trẻ em ở miền quê thường dùng trong những ngày hội. Khi đánh, trống phát ra tiếng kêu “cắc, tùng” đặc trưng trong dịp Trung thu. Điều này tạo thêm sự rộn ràng, phấn chấn, tưng bừng. Đây cũng là một trong những trò chơi dân gian truyền thống không thể thiếu vào mỗi dịp Trung thu.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại, nhiều trò chơi Trung thu chỉ còn trong ký ức. Thế nhưng những trò chơi dân gian này vẫn không bao giờ phai nhạt trong lòng mỗi thế hệ
Nguồn: Phòng tư vấn và đào tạo BiBo Care

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *