Mẹ bỉm nào cũng mong mình có nguồn sữa dồi dào cho con yêu bú thỏa thích. Thế nhưng nhiều mẹ cơ địa không có sữa; cơ thể bị mất cân bằng nội tiết; hoặc gặp tình trạng căng thẳng kéo dài nên sữa ra rất ít. Vậy có loại thức uống lợi sữa nào có thể cải thiện tình trạng này hay không? Mời mẹ đọc ngay bài viết dưới đây của Bibo Mart để nhận được gợi ý về 16 loại thức uống lợi sữa vừa lành vừa tốt, vừa dễ uống, dễ tìm mẹ nhé!
1. Nước chè vằng
Nghiên cứu dược lý chỉ ra rằng chè vằng có tác dụng kháng khuẩn; giúp vết thương mau lành và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào. Những người thiếu máu, chức năng gan không tốt cũng có thể dùng chè vằng. Đối với các sản phụ, chè vằng còn được biết đến như một dược liệu quý, hỗ trợ phục hồi sau sinh; cụ thể là kích thích tuyến vú sản sinh sữa cho bé; rút ngắn thời gian hồi phục và tiêu mỡ, giảm cân.
Các mẹ dùng 1-2 nắm chè vằng khô, rửa sạch hết bụi bẩn rồi cho vào nồi nước đun sôi. Sau đó mẹ chắt lấy nước uống hàng ngày và nên uống khi chè còn nóng ấm. Ngoài ra trên thị trường ngày nay còn bàu bán nhiều sản phẩm cao chè vằng hoặc chè vằng túi lọc. Mẹ có thể mua về pha sẽ nhanh và tiện lợi hơn nhiều mà vẫn thấy hiệu quả.
>>> Mẹ tham khảo: Tác dụng của chè vằng là gì? Chè vằng có lợi sữa không?
2. Sữa và bia
Uống thêm sữa đặc là một cách kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn. Thế nhưng có một cách uống sữa đặc rất thú vị là pha với bia. Nếu không thích vị ngọt béo của sữa đặc, mẹ có thể thử cách pha sữa mới mẻ này. Trong một số nghiên cứu, uống một lượng bia trong mức độ cho phép sẽ tăng cường sản sinh prolactin; một loại hormone kích thích sản xuất sữa trong cơ thể phụ nữ.
Mẹ có thể pha 1/2 lon bia với 3-4 thìa sữa đặc. Mẹ chỉ nên chọn loại bia có nồng độ cồn thấp, từ 0.05 – 1% . Nên uống thức uống này trước cữ bé bú ít nhất là 1 tiếng; hoặc an toàn hơn là uống sau cữ bú của con. Tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng thức uống này, nhất là trong 3 tháng đầu đời của con để tránh chất cồn đi vào cơ thể bé khi bú mẹ. Chưa kể mẹ còn có thể bị tiêu chảy, đau bụng nếu cơ thể quá nhạy cảm với các loại thức ăn lạ.
3. Nước 5 loại đậu
Các loại đậu đều chứa rất nhiều protein; giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mẹ sản sinh sữa cho bé. Ngoài ra, các loại hạt này còn giàu kẽm và sắt; hai chất này giúp củng cố hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé. Hiện nay trên thị trường có bán các gói đậu rất tiện lợi để mẹ pha uống. Thành phần của các gói này thường gồm đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng đã được rang thơm.
Nếu không an tâm về vấn đề vệ sinh của thực phẩm đóng gói sẵn, các mẹ hãy tự rang sơ các loại đậu rồi cho vào lọ kín để sử dụng dần. Mỗi tối lấy 1-2 nắm đậu đã rang cho vào bình giữ nhiệt; rồi cho khoảng 1,5 lít nước sôi vào để hãm lấy nước. Sáng hôm sau, với thành phẩm nước đậu, mẹ có thể uống thay nước lọc. Mẹ không nên uống nước đậu đã ngâm qua hơn 1 ngày để tránh bị đau bụng.
4. Nước lá rau ngót
Trong thai kỳ 3 tháng đầu và những tháng gần cuối mẹ tuyệt đối không được ăn rau ngót để tránh hiện tượng tử cung co bóp. Tuy nhiên giai đoạn cho con bú lại khuyến khích mẹ nên dùng. Rau ngót có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho mẹ sau sinh như protein, phốt pho, sắt, vitamin A, B,… Ăn rau ngót sẽ kích thích tử cung co bóp, đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn; đồng thời giảm tình trạng táo bón và viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, rau ngót còn kích thích tuyến sữa của mẹ. Nguyên do là nhờ những tác động nội tiết của các hợp chất hóa học sterols có tính estrogen trong rau ngót. Các mẹ bỉm có thể bổ sung rau ngót bằng cách dùng nước rau ngót hoặc nấu canh rau ngót thịt băm; để cải thiện chất lượng sữa mẹ.
5. Nước lá đinh lăng
Lá đinh lăng cũng là loại thức uống lợi sữa mà dân gian thường sử dụng. Trong Đông Y, lá đinh lăng bùi, có vị đắng, tính mát. Ăn lá đinh lăng giúp cho mẹ sau sinh bồi bổ khí huyết; kích thích tuyến vú sản xuất sữa. Ngoài ra còn có công dụng xoa dịu những cơn đau tử cung sau sinh và các cơn căng tức ngực.
Mẹ tìm mua lá đinh lăng tươi, rửa sạch rồi hãm với nước sôi như hãm trà; chắt lấy nước để uống trong ngày. Hoặc có thể phơi khô lá đinh lăng và hãm nước để uống như uống trà. Nước lá đinh lăng nên được giữ ấm thường xuyên, không nên uống lạnh mẹ nhé.
6. Sữa nóng
Nếu mẹ uống một ly sữa ấm trước khi cho con bú khoảng 15-20 phút, lượng sữa sẽ tiết ra nhanh chóng. Không chỉ cung cấp đủ lượng sữa cho bé, sữa còn giúp cơ thể mẹ nhận được nhiều dưỡng chất hơn; nhanh chóng hồi phục sau sinh.
Bên cạnh các loại sữa đặc, sữa tươi dành cho người lớn; mẹ cũng có thể tận dụng sữa bầu dùng chưa hết trong thai kỳ. Sữa bầu chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, lại được đặc chế riêng cho phụ nữ mang thai. Do đó, mẹ có thể hoàn toàn an tâm uống sữa bầu ngay cả khi em bé đã được sinh ra.
7. Nước gạo lứt rang
Gạo lứt cung cấp dinh dưỡng nhưng lại không chứa nhiều calo; đồng thời còn giúp thanh lọc, giải độc cơ thể. Trong gạo lứt còn nguyên vỏ có chứa nhiều các Vitamin nhóm B; cùng các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magie,… Nguồn dưỡng chất này không chỉ tốt cho cơ thể mẹ mà còn gián tiếp hỗ trợ sự phát triển của bé.
Nước gạo lứt rang sẽ kích thích Mẹ rửa sạch gạo lứt cho bớt bụi bẩn; sau đó cho lên chảo rang lưa vừa đến khi thấy mùi thơm. Sau đó, mẹ ngâm gạo lứt đã rang với nước nóng để dưỡng chất trong gạo được tiết ra. Khi nước gạo còn hơi ấm, mẹ hãy uống ngay.
8. Nước rau má
Rau má từ lâu đã được biết đến với công dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Ngoài ra, đây còn là loài thảo dược cung cấp nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa; giúp da dẻ của chị em luôn mịn màng, hồng hào. Mẹ sau sinh cho rau má vào thực đơn ở cữ sẽ giúp cơ thể tạo ra nguồn sữa dồi dào, chất lượng.
Các mẹ nên phơi khô rau má để bảo quản được lâu; rồi hãm nước dùng dần. Hoặc có thể dùng rau má tươi để nấu canh với thịt bò, thịt gà, thịt nạc thăn… vừa thay đổi khẩu vị mà còn kích thích tuyến sữa.
9. Nước nụ hoặc lá vối
Nước vối giúp cơ thể giải nhiệt, thanh lọc gan; hơn nữa lại có tác dụng kích thích sữa ở mẹ sau sinh. Có thể uống nước nụ hoặc lá vối khi đã phơi khô hoặc còn tươi; hãm tương tự hãm nước trà. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế uống nước vối liên tục vì trong lá vối chứa nhiều tanin; hoạt chất này gây ra vị chát và có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu protein của cơ thể.
10. Nước lá thìa là (thì là)
Thường thì người ta chỉ dùng thìa là để làm gia vị trong nhiều món ăn. Thế nhưng với phụ nữ đang cho con bú thì cá bộ phận của cây thìa là còn có tác dụng giúp cho nguồn sữa trở nên dồi dào. Mẹ có thể nấu canh thìa là với thịt nạc, cà chua; hoặc đun nấu nước thìa là để uống. Mẹ mua hạt hoặc lá về rửa sạch, phơi khô rồi hãm trong 10 phút như hãm trà; sau đó uống khi còn ấm.
Có thể loại nước uống này sẽ có mùi vị không dễ uống. Tuy nhiên, nếu chịu khó uống khoảng 10 phút trước khi cho con bú, mẹ sẽ cảm nhận sữa về dồi dào hơn trông thấy.
11. Nước lá mít
Lá mít thường không được dùng làm thực phẩm nhưng nước hãm lá mít lại là thức uống tốt cho bầu sữa. Mẹ sau sinh nên dùng lá mít tươi (30-40g/ngày) nấu nước uống đều đặn mỗi ngày; lượng sữa về sẽ nhiều và đều đặn rõ rệt.
Ngoài ra, quả mít non cũng có tác dụng tương tự. Có thể lấy quả mít non gọt vỏ gai, thái lát, đem xào với thịt lợn nạc, nêm thêm gia vị sẽ rất hao cơm. Bài thuốc này có tác dụng bổ tỳ, hòa can, tăng và thông sữa; thích hợp cho phụ nữ sau sinh bị ốm yếu, ăn kém, ít sữa. Mỗi liệu trình kéo dài chỉ 3-5 ngày là mẹ đã thấy sữa về nhiều hơn.
12. Nước gạo và hạt sen
Hỗn hợp gạo tẻ, gạo nếp, hạt sen và một ít loại hạt đậu như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ… nếu được nấu nhừ với nhau để lấy nước uống thì rất tốt cho tuyến vú của mẹ. Lưu ý để nấu được nước uống thì thành phần gạo và hạt sen trong hỗn hợp chỉ nên chiếm một phần nhỏ. Mẹ nên cho nhiều nước để khi hạt nở ra thì hỗn hợp không biến thành cháo nhé!
13. Nước đậu đỏ
Ngoài khả năng tăng tiết sữa, nước đậu đỏ rang còn giúp bổ sung sắt cho mẹ sau sinh; giúp nhuận tràng và thanh lọc cơ thể. Nếu mẹ uống nước đậu đỏ liên tục trong ba ngày, các tuyến sữa sẽ hoạt động tốt và cung cấp nguồn sữa phong phú cho bé. Tương tự như các loại nước hạt rang, mẹ rang đậu đỏ cho thơm rồi đem ngâm với nước nóng để uống nhé.
14. Nước mè đen
Mè đen cũng là một loại hạt giúp tuyến sữa của mẹ tiết sữa ổn định. Bên cạnh đó, trong mè đen còn có nhiều vitamin E giúp da mẹ luôn căng bóng và mái tóc suôn mượt tự nhiên.
Mẹ lấy mè đen đã rang và lá tằm khô, xay nhuyễn rồi hòa tan với nước sôi. Sau 10 phút thì mẹ có thể dùng hỗn hợp này, có thể thêm chút đường nếu thích. Với những mẹ bầu thiếu sữa, chỉ cần uống loại nước này trong 4-5 ngày thì sẽ cải thiện lượng sữa đáng kể. Ngoài ra với mè đen, mẹ cũng có thể làm muối mè hoặc dầu mè ăn cùng cơm trắng thì cũng có lợi ích tương tự.
15. Nước lọc ấm
Ngoài những loại thức uống trên, một quy tắc ‘bất di bất dịch’ mẹ phải nhớ trong suốt thời gian cho con bú là uống nhiều nước lọc. Sản phụ được khuyên nên uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày; bởi bé bú mẹ sẽ làm mẹ nhanh thấy khát hơn. Mẹ cho con bú nên uống nước ấm trước khi cho con bú để lượng sữa tiết ra dồi dào. Nước ấm sẽ giúp kích thích sữa tiết ra nhanh và nhiều, giúp mẹ ấm bụng.
16. Thức uống lợi sữa bổ sung
Bên cạnh các thức uống, mẹ còn có thể bổ sung những loại thực phẩm khá tốt cho sữa mẹ. Cháo móng giò, đu đủ xanh, rau lang, quả sung, hạt bí, cốm lợi sữa… là những món mẹ dễ tìm kiếm. Mẹ chú ý cần áp dụng đồng thời 2 – 3 phương pháp cùng một lúc để tăng hiệu quả kích sữa về.
Ngoài ra, nếu sữa chưa được như ý muốn, mẹ có thể thử sử dụng Viên uống lợi sữa Mabio. Đây là thực phẩm bổ sung lành tính, bổ mát, kích thích sữa về tràn trề để mẹ nuôi con nhàn tênh.
Trên đây là danh sách 16 loại thức uống lợi sữa cho mẹ sau sinh. Mẹ nhớ kết hợp bổ sung đầy đủ những loại thực phẩm dinh dưỡng một cách khoa học, hợp lý. Đảm bảo sức khỏe cho mẹ và cung cấp đủ sữa cho con. Bibo Mart chúc chị em tự tin nuôi con bằng sữa mẹ để con lớn nhanh, lớn khỏe!
Phòng Tư vấn và Đào tạo – Bibo Care