Cách bảo quản sữa mẹ giữ trọn dưỡng chất cho con

Sữa mẹ chứa nhiều dưỡng chất quý nhưng cũng khó giữ lâu. Nhiều mẹ rất giàu sữa nhưng lại không biết cách bảo quản sữa mẹ sao cho đúng chuẩn, gây lãng phí sữa và khiến con không hấp thu hết được dinh dưỡng. Đừng lo lắng vì chuyên gia Bibo Care đã tổng hợp những cách bảo quản sữa sau khi vắt trong bài viết sau!

Bảo quản sữa mẹ
Nhiều mẹ chưa biết cách bảo quản sữa mẹ sao cho để được lâu

Cách bảo quản sữa

  • Các mẹ chỉ nên vắt sữa trong tối đa 45 phút. Sau đó chuyển sang bước bảo quản luôn, tránh để sữa ngoài nhiệt độ thường quá lâu dễ sản sinh vi khuẩn. Trừ trường hợp vắt ở phòng điều hòa nhiệt độ 26 độ C hoặc ở thời tiết lạnh thì có thể để ngoài lâu hơn.
  • Sữa vắt xong, các mẹ nên để ở ngăn mát tủ lạnh. Khi hâm sữa cho bé, các mẹ chia sang bình sữa khác 1 lượng sữa đủ cho bé ăn. Phần sữa còn lại vẫn để ngăn mát.
  • Sữa vắt ở cữ sau để ngăn mát khoảng 3h là có thể dồn chung với sữa ở cữ trước. Các mẹ cứ dồn sữa thừa trong ngăn mát tủ lạnh ở các cữ vào 1 bình. Cuối ngày mới cho vào túi trữ sữa để đem đi trữ đông trên ngăn đá tủ lạnh. Cách làm này giúp tiết kiệm túi trữ sữa. Đồng thời việc vắt sữa trong cùng ngày sẽ giúp mẹ dễ quản lý lượng sữa hơn khi đem trữ đông.

 

Cách sử dụng sữa trữ lạnh và sữa trữ đông

Đối với sữa trữ lạnh:

Bảo quản sữa trữ lạnh ở ngăn mát được trong 48h. Để sử dụng sữa trữ lạnh, các mẹ làm theo 3 cách:

  • Cách 1: Các mẹ có thể đem ra ngoài tủ lạnh khoảng 30 phút cho đỡ lạnh rồi ngâm với nước 40 độ C.
  • Cách 2: Ngay khi vừa mới đem ra ngoài tủ lạnh, các mẹ ngâm với nước bình thường khoảng 5 phút (thay 2 lần nước). Sau đó các mẹ ngâm tiếp với nước hơi ấm khoảng 5 phút (thay 2 lần nước). Cuối cùng các mẹ ngâm với nước 40 độ C khoảng 5 phút (cũng thay 2 lần nước). Như vậy là sau 15 phút, con các mẹ sẽ có sữa ăn ngay chứ không phải chờ đợi quá lâu. Các mẹ có thể luyện cho con ăn được sữa mát mát chứ không cần phải ngâm nóng quá.
  • Cách 3: Nếu có điều kiện, mẹ có thể sử dụng máy hâm sữa để tiết kiệm thời gian và công sức. 

 

Có 3 nguyên tắc vô cùng quan trọng các mẹ nên nhớ khi hâm sữa cho con ăn:
1. Không được hâm sữa quá lâu ở nhiệt độ cao (kể cả ở 40 độ C).
2. Phải sử dụng sữa đã hâm trong vòng 1h.
3. Không được hâm đi hâm lại sữa.

Đối với sữa trữ đông:

Sữa bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh để được 3 tháng. Nếu dùng tủ đông chuyên dụng thì có thể trữ lên tới 6 tháng. Có nhiều cách để rã đông sữa nhưng cách an toàn nhất là để sữa trữ đông xuống ngăn mát tủ lạnh trước khi ăn 1 ngày. Sữa trữ đông sẽ chuyển sang dạng nước thành sữa trữ lạnh. Lúc này mẹ có thể làm ấm sữa tương tự như với sữa trữ lạnh.

Trong trường hợp cần sữa gấp, các mẹ có thể rã đông theo cách sau: Chuẩn bị 1 tô nước đá, để sữa trữ đông trong tô nước đá. Các mẹ thay nước đá khoảng 4 lần trong vòng 3h đồng hồ thì sữa trữ đông sẽ chuyển về dạng sữa trữ lạnh.
Sữa sau khi rã đông, các mẹ chia thành từng bình nhỏ tương ứng với lượng ăn mỗi lần của con. Phần còn lại bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh và nên dùng hết trong ngày. Con ăn lần nào thì lấy bình đó ra hâm như đối với sữa trữ lạnh.
Có 3 nguyên tắc cần nhớ đối với sữa đã rã đông:
1. Bảo quản sữa rã đông ở ngăn mát tủ lạnh.
2. Sử dụng sữa rã đông trong vòng 24h.
3. Không thể cấp đông lại sữa đã rã đông.

Cách sử dụng túi trữ sữa

+ Trước khi cho sữa vào túi trữ sữa, mẹ nên rửa tay sạch sẽ và tiệt trùng túi. Điều này đảm bảo quá trình bảo quản sữa mẹ được an toàn, không bị lẫn tạp chất hay vi khuẩn gây hại. Có thể dùng các loại nước rửa bình sữa để vệ sinh túi trữ sữa hiệu quả.

+ Các mẹ chú ý khi sử dụng túi trữ sữa không nên ham chứa quá nhiều sữa trong 1 túi. Bởi vì khi sữa đông lại sẽ nở ra và làm rách, thủng túi trữ sữa dẫn đến chất lượng sữa không được đảm bảo nữa. Nếu túi dung tích 300ml thì các mẹ chỉ nên chứa tối đa 250ml.

Nguồn: Facebook Hội sữa mẹ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục