Phân biệt COVID-19 và Cúm A cho mẹ bầu

Các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là Hà Nội đang đứng trước nguy cơ bùng phát dịch cúm A do thời tiết nắng mưa thất thường. Không chỉ vậy, dịch COVID-19 cũng đang có dấu hiệu gia tăng trở lại. Tuy cúm A và COVID-19 đều là bệnh lây qua đường hô hấp, nhưng do các loại virus khác nhau gây ra. Vậy 2 loại bệnh này có gì khác nhau? Cùng tham khảo một số lưu ý dưới đây từ chuyên gia nhé!

 

Biến chứng COVID-19 và cúm A đều trở thành vấn đề đáng lo ngại tới sức khỏe mẹ bầu.

 

TS. Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới trẻ em, cho biết cả COVID-19 và cúm mùa đều có thể biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau, từ không triệu chứng đến nặng và rất nặng: sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh lạnh, ho, khó chịu, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt thở, đau nhức cơ hoặc cơ thể, nhức đầu, nôn mửa và tiêu chảy, thay đổi hoặc mất vị giác / khứu giác (phổ biến hơn với COVID-19).

 

1. Những dấu hiệu điển hình của Covid-19 tới mẹ bầu: 

– Khó thở: Ba triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất của COVID-19 là sốt, ho khan và khó thở. Khó thở là hiện tượng duy nhất không liên quan đến cảm lạnh hoặc cúm. Tuy nhiên, những người tiêm đủ liều vắc-xin COVID-19 khi bị nhiễm bệnh không có triệu chứng hoặc nhẹ và giống như bệnh cúm. Vì vậy, muốn phân biệt giữa cúm và COVID-19, mẹ cũng cần quan tâm đến yếu tố dịch tễ.

 

– Mất khứu giác/vị giác đột ngột: Mất khứu giác và vị giác là dấu hiệu được báo cáo sớm nhất và phổ biến nhất liên quan đến SARS-CoV-2, để phát hiện những người mắc COVID-19 hơn là các triệu chứng như sốt và ho. Không giống như trong các trường hợp cảm lạnh và một số trường hợp cúm mà nguyên nhân mất khứu giác có xu hướng liên quan đến nghẹt mũi (nghẹt mũi do tích tụ chất nhầy), trong khi COVID-19 mất khứu giác đột ngột có thể liên quan trực tiếp đến nhiễm trùng SARS-CoV-2 trong biểu mô mũi và các tế bào thần kinh khứu giác mà không có bất kỳ tắc nghẽn nào.

 

 

Mẹ hãy đi khám bác sĩ ngay để giảm thiểu rủi ro biến chứng cho mẹ và con.

 

2. Những dấu hiệu và biến chứng điển hình của bệnh cúm tới mẹ bầu: 

– Bệnh cúm thường xảy ra đột ngột. Mẹ bị cúm thường gặp một số hoặc tất cả các triệu chứng sau: Ho; đau họng; sổ mũi hoặc nghẹt mũi; đau nhức cơ toàn thân; đau đầu; khó chịu … Một số người có thể bị nôn mửa và tiêu chảy.

 

– Điều quan trọng cần lưu ý là không phải ai bị cúm cũng bị sốt.

 

– Hầu hết những người bị cúm đều bình phục trong vòng vài ngày đến hai tuần, nhưng một số người bị biến chứng (chẳng hạn như viêm phổi)

 

– Viêm xoang và nhiễm trùng tai là những biến chứng vừa phải của bệnh cúm. Ngoài ra, nhiễm virus cúm đường hô hấp có thể gây ra các phản ứng viêm rất mạnh trong cơ thể và có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết – phản ứng đe dọa tính mạng của cơ thể.

 

kham thai

Mẹ bầu cũng nên thăm khám bác sĩ để được chăm sóc và tư vấn.

 

3. Mẹ bầu cần làm gì để chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa biến chứng từ COVID-19 và cúm A? 

 

Mẹ bầu cần chăm sóc bản thân cả về sức khỏe và tâm lý.

 

– Tập hít thở: Tập hít sâu và thở ra nhẹ nhàng, chậm rãi, nhịp độ tăng dần theo ngày.

 

– Tập thể dục: Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng như đi bộ, yoga ít nhất 30 phút mỗi ngày.

 

– Bổ sung dinh dưỡng: Tham vấn ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp nhanh hồi phục và đảm bảo dưỡng chất cho thai nhi.

 

– Tâm lý: Mẹ bầu nên sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, nghe nhạc thư giãn và nói chuyện với gia đình, bạn bè để giữ tinh thần vui vẻ, tích cực.

 

– Tiêm vắc-xin

 

– Sử dụng các sản phẩm chức năng hoặc thuốc để tăng sức đề kháng, hay điều trị các triệu chứng như sốt, ho, nghẹt mũi…

 

– Tránh tiếp xúc gần hay trực tiếp với các nguồn lây nhiễm cúm.

 

– Duy trì không khí thông thoáng cho nơi ở

 

– Giữ cơ thể luôn ấm khi vào mùa đông/mùa mưa.

 

Tuy nhiên, vì một số triệu chứng của bệnh cúm, COVID-19 và bệnh đường hô hấp nói chung là tương tự nhau, nên không thể chỉ phân biệt giữa bệnh cúm thông thường và bệnh COVID dựa vào các triệu chứng trên. Chỉ những xét nghiệm sinh học mới có giá trị chẩn đoán chính xác nhất mầm bệnh. Một người có thể bị nhiễm cả cúm và COVID-19 cùng một lúc và do đó thậm chí có các triệu chứng của cả hai. Vì vậy, mẹ hãy thăm khám bác sĩ và xét nghiệm định kì để phòng ngừa cho cả bản thân và cho bé nhé! 

 

Nguồn tham khảo: tienphong.vn