Cứt trâu ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là viêm da tiết bã thường xuất hiện trên da đầu của trẻ trong những tháng đầu mới sinh. Cứt trâu là một hiện tượng bình thường và không có hại. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ lý giải nguyên nhân và cách trị dứt điểm cứt trâu ở trẻ sơ sinh.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa đưa ra một nguyên nhân chính xác nào gây nên hiện tượng cứt trâu ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đa số ý kiến cho rằng nguyên nhân gây ra cứt trâu ở trẻ sơ sinh là do các nguyên nhân phổ biến sau:
- Tuyến bã nhờn của nang lông hoạt động quá mạnh. Khi các bã nhờn này tiết ra kết dính với các tế bào chết sẽ làm cản trở quá trình bong tróc của các tế bào này. Đồng thời tạo thành các mảng bám bẩn trên da đầu của trẻ.
- Không tắm gội thường xuyên có thể là nguyên nhân tăng nặng dẫn đến việc các bã nhờn kết dính chặt hơn và tạo môi trường sinh sôi cho các vi khuẩn và nấm.
-
Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên lượng biotin (vitamin B7), các vitamin và các khoáng tố không được cơ thể hấp thu tối đa. Dẫn đến tình trạng da tiết dầu thừa, lâu ngày sẽ hình thành các mảng bám trên da đầu.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị cứt trâu
Tình trạng cứt trâu ở trẻ sơ sinh thường rất dễ nhận biết bởi các dấu hiệu sau:
- Có các vảy cứng màu nâu hoặc màu vàng đóng thành từng mảng bám trên đầu trẻ.
- Một số mảng bám có hiện tượng kích ứng gây đỏ, bóng nhờn và nứt nẻ.
- Có thể đóng váng ở chân mày và mang tai.
- Rụng tóc ở phần có mảng cứt trâu
- Bé khó chịu và hay quấy khóc
Thông thường, tình trạng cứt trâu sẽ hết khi trẻ được 1 đến 2 tháng. Tuy nhiên, nếu thấy vùng cứt trâu bị mưng mủ, sưng đỏ hoặc lan rộng sang các bộ phận khác ngoài vùng đầu, ba mẹ nên cho trẻ đi gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
Hướng dẫn trị cứt trâu dứt điểm cho trẻ sơ sinh
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo bạn tuyệt đối không dùng tay để cạy những vảy đầu của con. Vì như vậy sẽ làm da bé bị tổn thương.
Mẹ có thể tham khảo các cách sau để trị tình trạng cứt trâu cho trẻ sơ sinh:
Gội đầu sạch sẽ và chải tóc cho con
- Mẹ nên tắm gội cho bé hàng ngày để loại bỏ các tế bào chết và bã nhờn trên da đầu. Mẹ nên ưu tiên sử dụng những loại dầu gội đầu chuyên dụng cho trẻ sơ sinh. Tránh để các hóa chất độc hại gây kích ứng da đầu. Để tránh làm da đầu bé bị khô và làm tình trạng cứt trâu nặng hơn, mẹ không nên gội đầu quá nhiều lần trong ngày cho bé.
- Sau khi gội đầu xong, mẹ có thể sử dụng lược chuyên dụng để chải tóc cho bé. Việc này giúp mẹ lấy sạch các tế bào chết còn bám trên tóc chưa ra hết trong quá trình gội.
Mẹ tham khảo thêm những thương hiệu sữa tắm gội lành tính, an toàn và được khuyến khích cho bé tại đây.
Sử dụng tinh dầu cho trẻ
Sử dụng tinh dầu sẽ giúp đẩy lùi cứt trâu và làm dịu da đầu nhờ đặc tính kháng khuẩn của nó. Mẹ có thể chọn tinh dầu phong lữ hoặc chanh. Dầu tràm cũng là tinh dầu được nhiều người khuyên dùng. Tuy nhiên, đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì loại dầu này không an toàn. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đạt hiệu quả nhất.
Sử dụng nước chè xanh
Lá chè xanh có tác dụng làm sạch, kháng khuẩn và sát trùng cực tốt. Do đó, nhiều bà mẹ đã dùng cách truyền thống này để làm sạch cứt trâu ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên rửa sạch lá chè trước khi gội đầu cho con để tránh các bụi bẩn, hóa chất hay lông sâu dính trên lá chè gây kích ứng cho da trẻ. Mẹ nhớ đợi nước chè ấm rồi mới đem đi gôi đầu cho con. Sử dụng một chiếc khăn mềm thấm nước chè rồi từ từ massage nhẹ nhàng trên đầu trẻ. Sau đó, gội sạch lại với nước ấm để loại bỏ triệt để vùng cứt trâu.
Xem thêm: Tắm lá trà xanh cho bé: những lưu ý mẹ cần biết
Sử dụng bồ kết
Bồ kết chứa thành phần flavonozit và saponaretin giúp chống vi khuẩn, làm sạch tóc, loại bỏ dầu nhờn. Đồng thời trị gàu, trị ngứa cho bé cực kỳ hiệu quả. Dùng 1 đến 2 quả bồ kết đem nướng qua, đun với nước sôi để nguội. Dùng khăn mềm thấm vào những vùng da bị cứt trâu. Đợi khoảng 10-15 phút gội đầu lại cho bé bằng nước sạch.
Sử dụng sữa mẹ
Sữa mẹ không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho con mà còn có khả năng sát trùng, kháng khuẩn. Dùng một vài giọt sữa mẹ xoa lên da đầu trẻ một vài lần trong ngày. Cách này sẽ giúp vết cứt trâu trên đầu trẻ dần mất đi.
Trên đây là các thông tin về hiện tượng cứt trâu ở trẻ sơ sinh và một vài cách trị dứt điểm cứt trâu cho mẹ tham khảo. Đừng quên theo dõi Cẩm nang Mẹ&Bé để biết thêm nhiều kiến thức nuôi con bổ ích nữa nhé!
Phòng Đào tạo và Tư vấn – Bibo Care