Kinh nghiệm nấu cháo cho trẻ lớn nhanh như thổi

Trẻ 1 tuổi có chế độ ăn khác với trẻ sơ sinh để tăng trưởng và phát triển. Vì vậy, mẹ cần xây dựng thực đơn mới cho trẻ. Những kinh nghiệm nấu cháo dưới đây chắc chắn sẽ giúp mẹ lên thực đơn thơm ngon và hấp dẫn bé hơn!

 

Xem thêm: Mách mẹ công thức nấu cháo siêu chuẩn cho con

1. Nấu cháo bằng gạo

 

kinh nghiệm nấu cháo
Mẹ nên nấu cháo bằng gạo để có lợn cợn giúp trẻ tập ăn và phản xạ lại đồ ăn khi nhai, nuốt.

Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, các mẹ thường cho ăn cháo làm từ ngô, bột gạo hoặc khoai tây. Thế nhưng, khi trẻ được một tuổi, mẹ nên bắt đầu cho ăn cháo nấu từ gạo. Điều này giúp trẻ học cách ăn và phản xạ với thức ăn khi nhai nuốt. Tuy nhiên, nấu cháo cho bé khác với nấu cháo cho người lớn ăn. Để cháo được nhừ  mềm thì cần phải ninh kỹ hơn, tốt nhất mẹ cứ nấu hai lần vào hai buổi sáng và tối trong ngày nếu muốn cháo ngon.

2. Không xay nhuyễn thực phẩm, chỉ băm nhỏ

Nhiều mẹ sợ con chưa quen với thức ăn nên thường thói quen xay nhuyễn mọi thứ trước khi nấu. Tuy nhiên, tốt hơn hết mẹ nên thái nhỏ rồi nấu chín để thể ăn được. Điều này giúp bé có thể làm quen với việc ăn uống, nhai kỹ hơn dạ dày hoạt động tốt hơn.

 

Xem thêm: Cha mẹ cho ăn sai độ tuổi dễ khiến trẻ biếng ăn

3. Không nấu một món cháo cho cả ngày ăn

khối lượng công việc dày đặc nên nhiều mẹ thường chỉ chuẩn bị một bữa ăn cho con trong cả ngày. Tuy nhiên, chế độ ăn như vậy hoàn toàn phản khoa học. Hãy đặt mình vào vị trí của xem thích điều đó không. Nếu bạn phải ăn cùng một bữa ăn hai lần trong một ngày, bạn hào hứng với điều đó không? Câu trả lời tất nhiên không. Trẻ nhỏ cũng giống như người lớn, con cũng cảm thấy chán khi phải ăn đồ trước đó. Ngoài ra, khi mẹ chuyển thức ăn từ bữa trước sang bữa sau, hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cũng giảm đi. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bữa ăn của bé.

 

Mẹ thể nấu sẵn cháo trắng và chia thành 3-4 bữa mỗi ngày. Khi nào đến giờ ăn, mẹ chỉ cần chế biến thêm nguyên liệu khác để cho vào cùng cháo. Điều này kích thích cảm giác ăn ngon và hấp thu dưỡng chất hiệu quả ở trẻ hơn.

4. Ưu tiên nấu cháo đặc một chút cho bé

 

kinh nghiệm nấu cháo
Khi trẻ đã quen với cháo, mẹ nên tăng độ đặc dần để trẻ có thể làm chủ thức ăn trong miệng.

Hệ tiêu hóa của bé trước 1 tuổi còn chưa hoàn thiện. Vì vậy, bé chỉ có thể ăn những món như bột ăn dặm, cháo dinh dưỡng, sữa,… Tuy nhiên, khi trẻ đã được một tuổi mẹ nên để trẻ làm quen dần với cháo ăn dặm, rồi đến cháo loãng sau đó là cháo đặc để trẻ có thể làm chủ thức ăn trong miệng.

 

Xem thêm: Cách tăng độ thô thức ăn cho trẻ ăn dặm

5. Thực đơn ăn dặm cho bé

Có rất nhiều món mẹ có thể lựa chọn cho bé như: cháo lươn cà rốt, thịt gà nấu bí đỏ, thịt lợn nạc nấu với đậu cô ve, cháo tôm nấu với cải thảo hoặc cải xanh, cháo cá quả nấu với cà rốt, cháo thịt bò với cà rốt hoặc khoai tây nhé. Đối với những trẻ được 1 tuổi thì mẹ có thể lên thực đơn cho bé để mỗi bữa bé ăn 35gr. Một lạng thịt mẹ có thể nấu làm 3 lần cho bé. Thay đổi thực đơn hàng ngày để đảm bảo trẻ không chán ăn mà vẫn hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng tốt nhất.

 

Xem thêm: 5 món cháo ngon – bổ – rẻ giúp bé còi nhanh tăng cân

4. Lưu ý khi sơ chế thực phẩm

 

kinh nghiệm nấu cháo
Mẹ nên sơ chế nguyên liệu thật kỹ trước khi nấu cho bé ăn để đảm bảo vệ sinh và an toàn.
  • Với thịt nạc: mẹ nên loại bỏ hoàn toàn phần mỡ xung quanh và chỉ sử dụng thịt nạc. Vì băm nhỏ thịt nạc sẽ giúp nhai và nuốt dễ dàng hơn.
  • Với rau: mẹ có thể thái nhỏ hoặc xay không quá nhuyễn.
  • Với các loại củ: mẹ thái hạt lựu nhỏ nhỏ để khi nấu chín trẻ dễ ăn hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *