1. Tại sao cần khám thai trong 3 tháng cuối
- Nắm rõ được sự phát triển của thai
- Phát hiện sớm các bất thường của cơ thể mẹ, thai nhi và phần phụ của thai.
- Mẹ bầu được tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ.
- Thực hiện các xét nghiệm cần thiết để theo dõi sức khỏe mẹ và bé.
2. Lịch khám thai định kỳ trong 3 tháng cuối
2.1 Tuần thai 29 – 32: khám 1 lần
2.1.1 Khám thai
2.1.2 Siêu âm thai
Siêu âm thai giúp đánh giá cân nặng, ngôi thai và đặc đểm phần phụ của thai. Bên cạnh đó, siêu âm màu còn giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi thông qua các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa…
2.1.3 Xét nghiệm nước tiểu
2.2 Tuần thai 32 – 36: khám 2 tuần/ lần
2.2.1 Khám thai
2.2.2 Siêu âm thai
Giúp xác định ngôi thai, nước ối, bánh nhau, dây rốn, nhịp tim và cân nặng của thai nhi.
2.2.3 Xét nghiệm nước tiểu
2.3 Thai tuần 36 – 39: Khám 1 tuần/ lần
2.3.1 Khám thai
Mẹ bầu sẽ được đo chiều cao tử cung, vòng bụng và nghe tim thai. Bên cạnh đó mẹ còn được khám trong, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu chuyển dạ.
2.3.2 Siêu âm thai
Giúp xác định ngôi thai, trọng lượng thai, sự phát triển của thai.
2.3.3 Xét nghiệm
- Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện, điều trị một số bệnh lý (đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục…).
- Xét nghiệm Non-Stress-Test (NST): kiểm tra sức khỏe thai nhi và lượng oxy bé có được nhận đủ hay không.
- Xét nghiệm tầm soát Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS ): được chỉ định từ tuần thai thứ 36 – 37 tuần 6 ngày.
2.4 Từ sau tuần thai thứ 39: Khám 3 ngày/ lần
- Phát hiện các dấu hiệu chuyển dạ.
- Kiểm tra tình trạng nước ối, bánh rau và sức khỏe thai nhi.
- Tiên lượng sinh thường hay sinh mổ.
- Cân nhắc việc tiếp tục theo dõi chờ chuyển dạ tự nhiên hay can thiệp chấm dứt thai kỳ.
Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dạ, sức khỏe mẹ và con. Do đó, bên cạnh việc khám theo lịch hẹn của bác sĩ, khám thai định kỳ, mẹ bầu cũng nên chủ động theo dõi sức khỏe của mình và thai nhi (thai máy). Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, mẹ cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Hi vọng qua bài viết vừa rồi, ba mẹ đã nắm được lịch khám thai trong 3 tháng cuối. Chúc các ba mẹ có thời kỳ mang thai thật hạnh phúc, mẹ tròn con vuông!
Chuyên gia đào tạo sức khỏe Mẹ và bé – Đặng Thúy Hằng
Bác sĩ Minh Thúy – Tư vấn sức khỏe Mẹ và bé BiboCare
Phòng đào tạo và tư vấn – BiboCare