Mẹ tuyệt đối không nên tắm cho bé vào 9 thời điểm này

cứt trâu ở trẻ sơ sinh

Tắm là công việc quen thuộc đối với các bà mẹ bỉm sữa có con nhỏ. Ngoài việc tắm đúng cách thì thời điểm tắm cho bé cũng rất quan trọng. Nếu mẹ chọn sai thời điểm tắm cho bé, con rất dễ bị ốm và xuất hiện các vấn đề liên quan đến sức khỏe mà mẹ không ngờ tới. Trong bài viết dưới đây, Bibo Mart sẽ liệt kê ra 9 thời điểm mà mẹ không nên tắm cho bé:

1. Sau khi trẻ đi tiêm phòng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi phải được tiêm phòng định kỳ hàng tháng. Sau mỗi lần tiêm, bé có thể phản ứng với thuốc tiêm gây sưng tấy vùng châm kim và sốt cao. Nếu để trẻ tiếp xúc với nguồn nước không đủ đảm bảo điều kiện vệ sinh, chất bẩn trong nước sẽ vào cơ thể thông qua lỗ kim và gây nhiễm trùng vùng hở. Bên cạnh đó, tình trạng sốt sau tiêm của bé hoàn toàn không thích hợp để tắm nước lạnh. Vì nó có thể khiến trẻ sốt cao dẫn đến co giật. Do đó, sau khi trẻ tiêm xong, mẹ đợi 1-2 ngày sau hãy tắm cho trẻ. Hoặc tránh chỗ vết thương, không để tiếp xúc với nước.

Xem thêm: Những điều cần chú ý khi tắm cho bé vào mùa đông

2. Khi trẻ vừa ăn no xong

Khi tắm, các mạch máu nở ra và lưu lượng máu qua da tăng cao. Điều này đồng nghĩa với việc máu cung cấp cho hệ tiêu hóa giảm đi và làm rối loạn hoạt động tiêu hóa. Ngoài ra, do thức ăn vào đến dạ dày khiến dạ dày mở rộng ra nên khả năng nôn mửa khi tắm ngay là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tốt nhất, chỉ nên cho bé tắm sau 2 tiếng dùng bữa để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Mẹ nên tránh tắm cho bé ngay sau khi ăn
Mẹ nên tránh tắm cho bé ngay sau khi ăn

3. Khi trẻ cảm lạnh, hâm hâm sốt

Nếu như con bạn bị cảm lạnh, có hiện tượng sốt, tốt nhất không nên cho trẻ đi tắm. Nguyên nhân là do khi tắm, lỗ chân lông của trẻ giãn rộng ra, không khí lạnh dễ dàng thâm nhập khiến cho bệnh tình của con ngày một nặng thêm. Nếu gặp nước lạnh, các lỗ chân lông sẽ bít lại và làm thân nhiệt cao hơn, có thể khiến trẻ bị sốc lạnh, tăng thân nhiệt và dẫn đến co giật. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị nhiễm lạnh có thể dẫn đến khả năng mao mạch da toàn thân nở to. Điều này dễ dẫn đến xung huyết khiến các cơ quan khác trong cơ thể không thể nhận đủ máu. Ngoài ra, vì sức đề kháng của bé không đủ nên việc nhiễm nước có thể dẫn đến phong hàn rất nguy hiểm.

Do vậy, mẹ chỉ nên dùng khăn chườm nước nóng để làm hạ sốt chứ không nên cho bé tắm bằng nước lạnh trực tiếp khi đang sốt cao. Sau 48 tiếng, trẻ hết sốt, mẹ có thể tắm rửa vệ sinh toàn thân cho bé như bình thường.

 

Khi trẻ cảm lạnh, hâm hâm sốt

Xem thêm: Nên tắm cho bé vào lúc nào?

4. Khi da con đang chịu tổn thương

Nếu bé chỉ đơn thuần bị rôm sảy, nổi mẩn do ẩm… bạn nên tắm rửa cho bé hàng ngày để giữ vệ sinh. Tuy nhiên, nếu bé có vết thương hở trên da ở diện khá rộng hoặc bị chốc lở, bỏng… mẹ không nên tắm cho bé vì nguồn nước có thể không đủ sạch. Khi bị nhiễm khuẩn, những tổn thương trên da có thể gây biến chứng khác nguy hiểm hơn.

5.  Khi con vừa nôn, trớ

Những đứa trẻ đang bú sữa mẹ thường có hiện tượng nôn, trớ. Khi trẻ nôn trớ làm bẩn quần áo, mẹ cũng không nên tắm ngay cho con mà lau người, thay áo trước đã. Mẹ đừng để ý đến chuyện con bẩn hay có mùi. Khi con hoàn toàn bình thường, mẹ hãy đưa con đi tắm.

Khi trẻ cảm lạnh, hâm hâm sốt

6. Tắm khi con đang đói

Theo các chuyên gia sức khỏe thì sự lưu thông máu kém, đặc biệt lượng đường trong máu là rất thấp khi đói. Khi tắm sẽ đòi hỏi cơ thể mất đi 1 lượng năng lượng đáng kể. Khi đói, cơ thể không thể đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng đó khiến bé dễ bị chóng mặt, choáng váng, ngất hay thậm chí là đột quỵ. Nguy hiểm nhất là với những trẻ có sức đề kháng và sức bền yếu. Do đó, tắm cho con khi đói thực sự là một việc làm rất nguy hiểm mà mẹ cần phải tránh.

7. Trước giờ ngủ của trẻ vào ban đêm

Tắm ngay trước khi ngủ dễ khiến cho bộ não hưng phấn, không dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Phương pháp này cũng không phù hợp với bộ não đang phát triển của trẻ. Dù rằng sau khi tắm xong, bạn sẽ lau khô tóc cho trẻ. Khi trẻ đi ngủ, trẻ vẫn dễ bị lạnh đầu, dẫn đến đau đầu, cảm lạnh.

Xem thêm: Mách mẹ cách tắm chuẩn cho trẻ sơ sinh và dưới 6 tháng

8. Tắm khi trẻ vừa tỉnh ngủ

Nhiều người lớn thích tắm ngay khi ngủ dậy để tỉnh táo. Tuy nhiên cách làm này lại không hề phù hợp với trẻ nhỏ. Vào buổi sáng, khi trẻ ngủ dậy, thân thể trẻ lúc này khá yếu. Tắm ngay khi ngủ dậy sẽ làm trẻ giảm thân nhiệt nhanh. Trẻ không thích ứng kịp sự thay đổi nhiệt độ nên dễ bị ốm, không tốt cho sức khỏe của trẻ.

9. Tắm ngay sau khi vận động

Trẻ nhỏ rất dễ đổ mồ hôi sau khi vận động và vui chơi. Tuy nhiên mẹ cần để con ráo mồ hôi, hết mệt rồi mới cho con đi tắm. Khi trẻ đang nhiều mồ hôi, đi tắm ngay sẽ dễ bị ốm. Do sau khi vận động, lỗ chân lông của trẻ đang mở để thoát mồ hôi, tản nhiệt. Chính vì thế, nước tắm sẽ dễ dàng đưa nhiệt lượng trong cơ thể bé ra ngoài. Tốt nhất nên chờ nửa tiếng sau khi bé vận động mẹ mới đưa bé đi tắm.

Tắm ngay sau khi vận động

Xem thêm: Cách tắm chuẩn cho bé sơ sinh tại nhà

Trên đây là 9 thời điểm mà mẹ không nên tắm cho bé. Với những chia sẻ trên, Bibo Mart hi vọng bố mẹ sẽ lựa được thời điểm phù hợp để tắm cho con an toàn và hiệu quả. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục