Tìm hiểu sự phát triển của trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên chào đời

chăm sóc trẻ sơ sinh

Trong tháng đầu tiên, trẻ sơ sinh đang làm quen với thế giới lớn và mẹ cũng đang dần làm quen với việc chăm sóc nhu cầu cần thiết cho bé nhiều hơn. Nếu nắm rõ được quá trình phát triển của trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên này thì các mẹ bỉm sữa sẽ có thể chăm sóc con tốt nhất. Hãy cùng Bibo Mart tìm hiểu nhé!

 

Xem thêm: 7 lời khuyên hữu ích để chăm sóc bé

Vàng da

Tình trạng vàng da xuất hiện ngày thứ 2-3 sau sinh. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường đối với trẻ mới sinh. Nó không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Tình trạng này sẽ hết sau 10 ngày và không cần điều trị, không nguy hiểm đến bé.

 

Ngủ

Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều khi mới sinh. Thực tế, trẻ sơ sinh ngủ 15-16 giờ một ngày. Giờ giấc có thể thất thường vì bé vẫn chưa điều chỉnh chu kỳ ngày và đêm bình thường. Bạn có thể giúp bé điều chỉnh bằng cách giới hạn các hoạt động chỉ ở ban ngày và giữ mọi thứ yên tĩnh, tối tăm vào ban đêm. Cuối cùng, bé sẽ biết ban ngày là để chơi còn ban đêm là để ngủ.

 

sự phát triển của trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên
Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều khi mới sinh.

Khóc

Bé sẽ khóc để biểu lộ sự đói khát, mệt mỏi hoặc không thoải mái. Đôi khi bé cũng khóc do chán hoặc cảm thấy bị bỏ bê, cần bố mẹ dỗ dành.

 

Đáp ứng lại tiếng khóc của bé là điều bố mẹ nên làm. Sự chăm sóc và tình yêu vô hạn bố mẹ dành cho bé sẽ dạy bé cách đáp ứng tích cực và cũng giúp bé phát triển thành một đứa trẻ tự tin, vui vẻ.

 

Sự phát triển thể chất

Trong những tuần đầu tiên, bé vẫn còn ở tư thế nằm co. Chân co lên và bàn tay nắm chặt như khi còn nằm trong tử cung. Thế nhưng chẳng bao lâu sau bé sẽ bắt đầu duỗi người thẳng ra khi các khớp trở nên mềm dẻo hơn. Phải bảo đảm rằng bạn luôn luôn nâng đỡ đầu bé và không bao giờ được rung lắc bé.

 

Trong những tuần đầu tiên, bé vẫn còn ở tư thế nằm co.

Cân nặng

Đừng lo nếu em bé bị ít cân trong những ngày đầu tiên của cuộc đời. Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh là từ 2.8-3kg. Cân nặng của bé sẽ tăng nhanh chóng trong tháng đầu tiên – khoảng 14 gram đến 28 gram một ngày. Bác sĩ sẽ kiểm tra sự tăng cân của bé cùng với một biểu đồ tăng trưởng để đảm bảo bé đang phát triển bình thường.

Cử động

Trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên chỉ có những hành động tự phát, không có ý thức. Khi thức, bé vung vẩy tay và đá chân rất mạnh. Đặc biệt khi thể hiện sự khó chịu hoặc khóc. Vào lúc này, những cử động này là những phản xạ ngẫu nhiên, không tự ý nhưng nó làm tăng sức mạnh cơ bắp, kích thích hệ thần kinh. Điều này sẽ đặt nền tảng cho những cử động tự ý sau này.
Khi mẹ đặt nằm sấp trong cũi hoặc bế nằm sấp, sẽ cố gắng ngẩng đầu lên. Giữ thế này nhiều lần để tăng cường sức mạnh cho các cổ, ngực cột sống.

 

sự phát triển của trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên
Trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên chỉ có những hành động tự phát, không có ý thức.

Các giác quan

Các giác quan của bé đã hoạt động để tiếp nhận tất cả những thông tin cần thiết cho sự tồn tại và phát triển. Ví dụ bé có thể nhận ra mùi đặc trưng của cơ thể mẹ chỉ vài giờ sau khi sinh. Trẻ có thể nghe được tiếng động hay giật mình khi nghe thấy âm thanh ồn hoặc tiếng nói to. Con có khả năng nhận biết được sữa mẹ để tìm vú khi có nhu cầu. Con cũng sẽ biết đau, đặc biệt là trẻ thường hay khóc sau khi tiêm. Ngoài ra, con còn biết đưa mắt nhìn mẹ và những người xung quanh nữa.

 

sự phát triển của trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên
Trẻ có thể nghe được tiếng động hay giật mình khi nghe thấy âm thanh ồn hoặc tiếng nói to.

Khả năng nhìn rõ

Trẻ sơ sinh có tầm nhìn hạn chế nên con chỉ có thể nhìn thấy đồ vật có hình khối rõ ràng. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh trong tháng đầu này sẽ dần trở nên tập trung hơn. Mặc dù khả năng nhìn rõ hoàn toàn bằng hai mắt chỉ đạt được khi bé được 3 tháng tuổi.

 

Khoảng cách tốt nhất để bé nhìn rõ mặt mẹ bế và cho bú là 20-35cm. Khoảng cách này cho phép em bé theo dõi các cử động trên khuôn mặt mẹ dễ dàng hơn.

 

Điều quan trọng đối với trẻ sơ sinh là nhìn thấy khuôn mặt mẹ và các thành viên trong gia đình. Các mẹ có thể treo một món đồ chơi trong nôi để bé rèn luyện khả năng nhìn và phân biệt đồ vật.

Ngôn ngữ

Hãy trò chuyện với con càng nhiều càng tốt. Hãy cố gắng tăng cường điệu giọng nói khi trò chuyện với bé. Việc trò chuyện ở giai đoạn này rất tốt cho sự phát triển của bé. Mẹ đang bắt đầu dạy bé làm quen với các cuộc trò chuyện. Chẳng mấy chốc, bé sẽ đáp lại mẹ bằng cách tạo ra tiếng động hoặc mấp máy môi.

 

Cảm xúc

Trẻ sơ sinh có cảm xúc ngay từ khi chúng được sinh ra. Từ khi ra đời, bé rất nhạy cảm với trạng thái và cảm xúc của những người xung quanh. Bé có thể thấy khó chịu khi mẹ buồn và bình tĩnh khi mẹ thư giãn. Đây là đặc điểm quan trọng của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, chu kỳ giấc ngủ của trẻ 1 tháng tuổi rất khác với mẹ. Không giống như người lớn, trẻ sơ sinh ngủ mà mắt chuyển động nhanh (REM sleep) hơn là giấc ngủ sâu mà mắt không chuyển động nhanh (non-REM sleep). Điều đó có nghĩa là em bé dễ thức dậy trong những tuần đầu tiên.

 

sự phát triển của trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên
Trẻ sơ sinh có cảm xúc ngay từ khi chúng được sinh ra.

 

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh một tháng tuổi

  • Cho bé bú đúng bữa để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho con.
  • Giữ cơ thể bé luôn ấm áp. Nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá lạnh sẽ dễ khiến trẻ bị cảm và ốm.
  • Vệ sinh và tắm rửa cho bé đúng cách để loại bỏ các tế bào chết và bã nhờn trên cơ thể.
  • Chăm sóc rốn cẩn thận và kỹ càng để rốn nhanh rụng.
  • Thay tã và sử dụng các sản phẩn kem chống hăm ở các vùng da nhạy cảm như bẹn, đùi, nách để tránh nhiễm khuẩn.
  • Khi con có các biểu hiện bất thường thì hãy đưa con đi gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

 

Trên đây là một số biểu hiện của trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ dễ dàng quan sát và theo dõi sự phát triển của bé trong tháng đầu tiên sau sinh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chỉ mục